Đặc điểm về văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 45)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu tổng quan về địa bàn huyệnTân Phước, tỉnh Tiền Giang

2.1.3. Đặc điểm về văn hóa, xã hội

Về giáo dục: Thực hiện đổi mới quản lý, hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, quy mô trường lớp ngày càng được mở rộng và từng bước kiên cố hố. Tồn huyện có tổng số 31 trường học các cấp, trong đó có 26 trường đạt tiêu chuẩn “xanh – sạch – đẹp” và có 15 trường đạt chuẩn quốc gia.

Về y tế: Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố và hồn thiện, 100% trạm y tế có bác sĩ, 100% ấp, khu phố có tổ y tế hoạt động thường xuyên. Có 13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Ngồi ra, huyện Tân Phước cịn có nhiều cảnh quan thiên nhiên, có khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười và khu Trúc Lâm Thiền viện thích hợp cho phát triển du lịch – dịch vụ và văn hóa tâm linh của vùng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Các mục tiêu văn hóa, xã hội cơ bản:

+ Tốc độ phát triển dân số giai đoạn 2016-2020 khoảng 1,9%/năm, dân số trung bình năm 2020 là 66.600 người.

+ Tỷ lệ đơ thị hóa 5,7%; giải quyết việc làm 650-700 lao động/năm giai đoạn 2016-2020.

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% năm 2020 (chuẩn nghèo áp dụng theo quy định hiện hành).

+ Đến năm 2020, tỷ lệ huy động so với dân số trong độ tuổi: Trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt trên 85%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 98%, trung học phổ thông trên 80%; 100% giáo viên ở các bậc học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non trên 50%, tiểu học trên 75%, trung học cơ sở trên 80%, trung học phổ thông trên 50%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 là 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45%.

+ Đến năm 2020, số giường bệnh/vạn dân là 20 giường; bác sĩ/vạn dân là 7,5 bác sĩ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cịn dưới 8%; tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ 100%; 100% xã, thị trấn có trạm y tế đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.

+ Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100% năm 2020.

+ Phấn đấu đến năm 2020, có 100% hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa và trên 95% hộ gia đình đạt 3 tiêu chuẩn gia đình văn hóa; trên 70% ấp - khu phố được cơng nhận là ấp văn hóa - khu phố văn hố.

2.1.4. Về Mơi trường

- Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch đạt trên 95% năm 2020. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước qua hệ thống nước tập trung đạt trên 80% năm 2020.

- Đến năm 2020, trên 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường; trên 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường; 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Đến năm 2020, tỷ lệ cơ sở sản xuất có chất thải gây ơ nhiễm môi trường được xử lý đạt trên 90%; số khu, cụm cơng nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 100%.

2.1.5. Về an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

- Tiếp tục củng cố và xây dựng nền quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng – an ninh; nâng cao chất lượng hoạt động trị an ở cơ sở, phòng, chống các tệ nạn xã hội; tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định an ninh chính trị, tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiến tới xây dựng địa bàn trở thành địa bàn văn minh, lịch sự, có đời sống văn hóa xã hội lành mạnh. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng – an ninh, bảo đảm phục vụ nhu cầu dân sinh, phát triển sản xuất trong thời bình và quốc phịng – an ninh trong thời chiến. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nhằm hạn chế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

2.1.6. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phước, tỉnh TiềnGiang giai đoạn 2015 – 2017 Giang giai đoạn 2015 – 2017

Trong những năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn chung của cả nước, giá cả thị trường biến động bất lợi, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp ... nhưng với sự nổ lực của các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở, đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển KTXH và đảm bảo ANQP, các mục tiêu đã thực hiện đều đạt và vượt so với chỉ tiêu nghị quyết đã đề ra; tình hình kinh tế tiếp tục phát triển với những tín hiệu khả quan, cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả từng bước được áp dụng theo quy trình sản xuất an tồn, hiệu quả; cơ cấu cây trồng, vật ni chuyển đổi theo hướng bền vững có giá trị kinh tế cao; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động thương mại - dịch vụ ... tiếp tục được giữ vững và tiếp tục phát triển. Đầu tư xây dựng thêm nhiều cơng trình hạ tầng phục

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

vụ dân sinh ... Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện. Giáo dục không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, hệ thống trường lớp được đầu tư theo hướng kiên cố hố. Chất lượng giáo dục tồn diện được nâng lên, đội ngũ giáo viên được chuẩn hố và có thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập; cơng tác phịng chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện thường xuyên, xử lý kịp thời các loại dịch bệnh, không để phát sinh thành dịch lớn. Chất lượng khám, chữa bệnh không ngừng được củng cố, đi đơi với việc thực hiện các chương trình y tế khác ... đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thực hiện tốt; nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của nhân dân, cơng tác chăm sóc gia đình chính sách và người có cơng, giúp đỡ hộ nghèo ... tiếp tục được thực hiện tốt, an sinh xã hội được đảm bảo. Cơng tác quốc phịng, an ninh tiếp tục được ổn định và giữ vững; cải cách hành chính, tổ chức bộ máy được củng cố và đạt nhiều kết quả.

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất theo nhóm ngành trên địa bàn Huyện.

ĐVT: Tỷ đồng

TT Giá trị sản xuất Giá2015 2016 2017 trị % Giátrị % Giátrị %

1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp 1.564 49 1.670 45 1.613 42 2. Công nghiệp - Xây dựng 977 30 1.226 32 1.341 35 3. Thương mại - Dịch vụ 683 21 866 23 885 23

Tổng: 3.224 100 3.762 100 3.839 100

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Phước giai đoạn 2015 - 2017)

Tổng giá trị sản xuất toàn huyện tăng dần qua các năm 2015, 2016 và 2017. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 3.224 tỷ đồng; đến năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 3.762 tỷ đồng tăng 538 tỷ đồng so với năm 2015 tương đương 16,69% so với năm 2015; năm 2017, tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 3.839 tỷ đồng tăng 615 tỷ đồng tương đương 19, 08% so với năm 2015. Từ đó, cho ta thấy kinh tế của huyện phát triển tương đối tốt và bền vững.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2015 của UBND tỉnh Tiền Giang là tăng dần tỷ trọng lĩnh vực xây dựng – công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Cơ cấu kinh tế huyện Tân Phước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 49% cơ cấu tổng sản phẩm năm 2015 giảm còn 45% năm 2016 và giảm cịn 42% năm 2017; khu vực cơng nghiệp, xây dựng chiếm 30% cơ cấu tổng sản phẩm năm 2015 tăng lên 32% năm 2016 và năm 2017 là 35%; khu vực thương mại dịch vụ tương đối ổn định và chiếm 21% cơ cấu tổng sản phẩm năm 2015 lên 23% năm 2016 và năm 2017 là 23%. Đây là một nổ lực lớn của chính quyền và nhân dân huyện Tân Phước khi đi từ một huyện sản xuất chủ yếu là nông nghiệp từng bước phát triển ổn định và bền vững các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ.

Về dân số, mật độ dân số và lao động: Huyện Tân phước là huyện khó khăn về kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang nên dân số không đông và phân bổ không đồng đều giữa các vùng trong huyện cũng như giữa thị trấn và các xã thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Bảng 2.2: Dân số và mật độ dân số của huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

ĐVT: Người.

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017

01 Dân số bình quân 59 105 59 646 61 983 02 Phân theo giới tính

Nam 29 257 29 525 30 646

Nữ 29 848 30 121 31 337

03 Phân theo khu vực

Thị trấn 2 835 2 861 3 629

Nông thôn 56 270 56 785 58 354

04 Mật độ dân số (người/km2) 180 181 188 05 Số người trong độ tuổi laođộng 30 153 30 673 31 764

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Phước giai đoạn 2015 - 2017)

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang với diện tích 330,1(km2), mật độ dân cư thưa, cao nhất năm 2017 chỉ đạt 188 người/km2. Tuy nhiên, huyện có dân số tăng dần trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017. Năm 2015, dân số trung bình là 59 105 người; năm 2016, có số dân trung bình là 59 646 người tăng lên 541 người tương đương tỷ lệ tăng dân số là 1% của năm 2016 so với năm 2015; đến năm 2017, dân số bình quân đạt 61 983 người tăng 2 878 người tương đương tỷ lệ tăng dân số 4,9% của năm 2017 so với năm 2015. Từ đó, ta có thể kết luận rằng dân số huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang sẽ tăng nhanh trong tương lai gần.

Qua số liệu thống kê giai đoạn 2015 - 2017 cũng cho ta thấy rằng huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có tỷ lệ nữ cao hơn nam và số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% trong cơ cấu dân số của huyện.

Dân số sống ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với dân số sống ở thành thị. Vì vậy, đây là một thách thức đối với huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông – lâm – ngư nghiệp sang phát triển công nghiệp – xây dựng theo định hướng của tỉnh.

2.1.7. Đánh giá chung địa bàn nghiên cứu2.1.7.1. Thuận lợi 2.1.7.1. Thuận lợi

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang được sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; huyện đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội một cách đúng đắn, định hướng chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, phù hợp với tình hình địa phương; tồn đảng, tồn dân đồng lịng vì mục tiêu chung phát triển ổn định và bền vững kinh tế - xã hội huyện nhà.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép huyện Tân Phước phát triển cánh đồng khóm thuộc hàng lớn nhất cả nước trong những năm ngần đây đã biến huyện Tân Phước từ chổ được xem là “cánh đồng hoang” dần chuyển thành “cánh đồng vàng”.

Bên cạnh đó các khu cơng nghiệp đã và đang hình thành như khu cơng nghiệp Long Giang với quy mơ 540 ha. Đến nay, đã có 35 doanh nghiệp ký hợp đồng thuê đất với diện tích 208 ha tổng vốn đầu tư gần 02 tỷ USD và thu hút

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hơn 6.000 lao động. Tại xã Phước Lập, Công ty TNHH Minh Hưng đã đầu tư dự án trên diện tích 13,7 ha tổng vốn đầu tư 1.750 tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 2.400 lao động.

Hiện tại, huyện Tân Phước đang đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngồi nước để lấp kín diện tích khu cơng nghiệp Long Giang và tạo điều kiền thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển.

Huyện Tân Phước có lợi thế nằm cạnh đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Thuận nên huyện đang có rất nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư và tạo ra các dư địa mới cho phát triển công nghiệp.

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số của huyện nên huyện có nhiều lợi thế trong trong phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện có nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như Thiền viện Trúc Lâm, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười…thuận lợi cho việc phát triển du lịch của huyện cũng như quảng bá hình ảnh đặc trưng của huyện.

Từ những thuận lợi trên cùng với sự phát triển ổn định về giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh được giữ vững sẽ giúp cho huyện Tân Phước dần đạt được mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 và định hướng đấn năm 2030.

2.1.7.2. Khó khăn

Tuy nhiên, trong q trình thực hiện nhiệm vụ cũng gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số chỉ tiêu thực hiện chưa đạt so tiến độ, nhất là thu ngân sách địa phương...; việc triển khai các đề án, mơ hình hay trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thôn chưa mạnh mẽ; tiến độ thi cơng một số cơng trình xây dựng cơ bản cịn chậm do thiếu vốn; lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa cao; tình hình an ninh, trật tự xã hội tuy được kiểm soát nhưng cũng diễn biến phức tạp; tai nạn giao thông; khiếu kiện đông người, việc xử lý vi phạm hành lang an tồn giao thơng đường bộ, xây

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

dựng trái phép còn chậm so với yêu cầu… làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, đảm bảo ANQP trên địa bàn huyện.

2.2. Bộ máy quản lý chi NSNN huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Bộ máy quản lý gồm tổ chức quản lý và nhân sự làm công tác quản lý chi NSNN huyện Tân phước, tỉnh Tiền Giang.

2.2.1. Tổ chức quản lý

Ngân sách nhà nước huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang quản lý 26 đơn vị thụ hưởng NSNN thuộc khối hành chính – sự nghiệp, 07 hội đặc thù, 31 điểm trường học và 13 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 01 thị trấn.

Tổ chức quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Tân phước, tỉnh Tiền Giang như sau:

(Nguồn: Tác giả)

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cơ quan quản lý chi NSNN huyện Tân Phước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tân phước, tỉnh tiền giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)