PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu tổng quan về địa bàn huyệnTân Phước, tỉnh Tiền Giang
2.1.7. Đánh giá chung địa bàn nghiên cứu
2.1.7.1. Thuận lợi
Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang được sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; huyện đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội một cách đúng đắn, định hướng chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, phù hợp với tình hình địa phương; tồn đảng, tồn dân đồng lịng vì mục tiêu chung phát triển ổn định và bền vững kinh tế - xã hội huyện nhà.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép huyện Tân Phước phát triển cánh đồng khóm thuộc hàng lớn nhất cả nước trong những năm ngần đây đã biến huyện Tân Phước từ chổ được xem là “cánh đồng hoang” dần chuyển thành “cánh đồng vàng”.
Bên cạnh đó các khu cơng nghiệp đã và đang hình thành như khu cơng nghiệp Long Giang với quy mơ 540 ha. Đến nay, đã có 35 doanh nghiệp ký hợp đồng thuê đất với diện tích 208 ha tổng vốn đầu tư gần 02 tỷ USD và thu hút
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
hơn 6.000 lao động. Tại xã Phước Lập, Công ty TNHH Minh Hưng đã đầu tư dự án trên diện tích 13,7 ha tổng vốn đầu tư 1.750 tỷ đồng và tạo việc làm cho hơn 2.400 lao động.
Hiện tại, huyện Tân Phước đang đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước để lấp kín diện tích khu cơng nghiệp Long Giang và tạo điều kiền thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển.
Huyện Tân Phước có lợi thế nằm cạnh đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Thuận nên huyện đang có rất nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư và tạo ra các dư địa mới cho phát triển công nghiệp.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số của huyện nên huyện có nhiều lợi thế trong trong phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện có nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như Thiền viện Trúc Lâm, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười…thuận lợi cho việc phát triển du lịch của huyện cũng như quảng bá hình ảnh đặc trưng của huyện.
Từ những thuận lợi trên cùng với sự phát triển ổn định về giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh được giữ vững sẽ giúp cho huyện Tân Phước dần đạt được mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 và định hướng đấn năm 2030.
2.1.7.2. Khó khăn
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện nhiệm vụ cũng gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số chỉ tiêu thực hiện chưa đạt so tiến độ, nhất là thu ngân sách địa phương...; việc triển khai các đề án, mơ hình hay trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn chưa mạnh mẽ; tiến độ thi cơng một số cơng trình xây dựng cơ bản còn chậm do thiếu vốn; lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, đời sống tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa cao; tình hình an ninh, trật tự xã hội tuy được kiểm soát nhưng cũng diễn biến phức tạp; tai nạn giao thông; khiếu kiện đông người, việc xử lý vi phạm hành lang an tồn giao thơng đường bộ, xây
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
dựng trái phép còn chậm so với yêu cầu… làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, đảm bảo ANQP trên địa bàn huyện.