PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu tổng quan về địa bàn huyệnTân Phước, tỉnh Tiền Giang
2.1.6. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyệnTân Phước, tỉnh Tiền Giang
Giang giai đoạn 2015 – 2017
Trong những năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn chung của cả nước, giá cả thị trường biến động bất lợi, tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp ... nhưng với sự nổ lực của các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở, đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển KTXH và đảm bảo ANQP, các mục tiêu đã thực hiện đều đạt và vượt so với chỉ tiêu nghị quyết đã đề ra; tình hình kinh tế tiếp tục phát triển với những tín hiệu khả quan, cây cơng nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả từng bước được áp dụng theo quy trình sản xuất an tồn, hiệu quả; cơ cấu cây trồng, vật ni chuyển đổi theo hướng bền vững có giá trị kinh tế cao; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động thương mại - dịch vụ ... tiếp tục được giữ vững và tiếp tục phát triển. Đầu tư xây dựng thêm nhiều cơng trình hạ tầng phục
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
vụ dân sinh ... Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện. Giáo dục không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, hệ thống trường lớp được đầu tư theo hướng kiên cố hoá. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, đội ngũ giáo viên được chuẩn hố và có thêm nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập; công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện thường xuyên, xử lý kịp thời các loại dịch bệnh, không để phát sinh thành dịch lớn. Chất lượng khám, chữa bệnh không ngừng được củng cố, đi đơi với việc thực hiện các chương trình y tế khác ... đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thực hiện tốt; nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của nhân dân, cơng tác chăm sóc gia đình chính sách và người có cơng, giúp đỡ hộ nghèo ... tiếp tục được thực hiện tốt, an sinh xã hội được đảm bảo. Cơng tác quốc phịng, an ninh tiếp tục được ổn định và giữ vững; cải cách hành chính, tổ chức bộ máy được củng cố và đạt nhiều kết quả.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất theo nhóm ngành trên địa bàn Huyện.
ĐVT: Tỷ đồng
TT Giá trị sản xuất Giá2015 2016 2017 trị % Giátrị % Giátrị %
1. Nông - Lâm - Ngư nghiệp 1.564 49 1.670 45 1.613 42 2. Công nghiệp - Xây dựng 977 30 1.226 32 1.341 35 3. Thương mại - Dịch vụ 683 21 866 23 885 23
Tổng: 3.224 100 3.762 100 3.839 100
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Phước giai đoạn 2015 - 2017)
Tổng giá trị sản xuất toàn huyện tăng dần qua các năm 2015, 2016 và 2017. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 3.224 tỷ đồng; đến năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 3.762 tỷ đồng tăng 538 tỷ đồng so với năm 2015 tương đương 16,69% so với năm 2015; năm 2017, tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 3.839 tỷ đồng tăng 615 tỷ đồng tương đương 19, 08% so với năm 2015. Từ đó, cho ta thấy kinh tế của huyện phát triển tương đối tốt và bền vững.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1333/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2015 của UBND tỉnh Tiền Giang là tăng dần tỷ trọng lĩnh vực xây dựng – công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Cơ cấu kinh tế huyện Tân Phước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 49% cơ cấu tổng sản phẩm năm 2015 giảm còn 45% năm 2016 và giảm cịn 42% năm 2017; khu vực cơng nghiệp, xây dựng chiếm 30% cơ cấu tổng sản phẩm năm 2015 tăng lên 32% năm 2016 và năm 2017 là 35%; khu vực thương mại dịch vụ tương đối ổn định và chiếm 21% cơ cấu tổng sản phẩm năm 2015 lên 23% năm 2016 và năm 2017 là 23%. Đây là một nổ lực lớn của chính quyền và nhân dân huyện Tân Phước khi đi từ một huyện sản xuất chủ yếu là nông nghiệp từng bước phát triển ổn định và bền vững các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ.
Về dân số, mật độ dân số và lao động: Huyện Tân phước là huyện khó khăn về kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang nên dân số không đông và phân bổ không đồng đều giữa các vùng trong huyện cũng như giữa thị trấn và các xã thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Bảng 2.2: Dân số và mật độ dân số của huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
ĐVT: Người.
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017
01 Dân số bình quân 59 105 59 646 61 983 02 Phân theo giới tính
Nam 29 257 29 525 30 646
Nữ 29 848 30 121 31 337
03 Phân theo khu vực
Thị trấn 2 835 2 861 3 629
Nông thôn 56 270 56 785 58 354
04 Mật độ dân số (người/km2) 180 181 188 05 Số người trong độ tuổi laođộng 30 153 30 673 31 764
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Phước giai đoạn 2015 - 2017)
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang với diện tích 330,1(km2), mật độ dân cư thưa, cao nhất năm 2017 chỉ đạt 188 người/km2. Tuy nhiên, huyện có dân số tăng dần trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017. Năm 2015, dân số trung bình là 59 105 người; năm 2016, có số dân trung bình là 59 646 người tăng lên 541 người tương đương tỷ lệ tăng dân số là 1% của năm 2016 so với năm 2015; đến năm 2017, dân số bình quân đạt 61 983 người tăng 2 878 người tương đương tỷ lệ tăng dân số 4,9% của năm 2017 so với năm 2015. Từ đó, ta có thể kết luận rằng dân số huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang sẽ tăng nhanh trong tương lai gần.
Qua số liệu thống kê giai đoạn 2015 - 2017 cũng cho ta thấy rằng huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có tỷ lệ nữ cao hơn nam và số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% trong cơ cấu dân số của huyện.
Dân số sống ở nông thôn cao hơn rất nhiều so với dân số sống ở thành thị. Vì vậy, đây là một thách thức đối với huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông – lâm – ngư nghiệp sang phát triển công nghiệp – xây dựng theo định hướng của tỉnh.