Tương phản trong nguồn gốc (Gia 3:15,17a)

Một phần của tài liệu gia-co_-_warren_w._wiersbe (Trang 42 - 44)

Sự khôn ngoan thật bắt nguồn từ trên cao, nhưng sự khôn ngoan giả thuộc về đất. Nói cách khác, có một sự “khôn ngoan từ trên cao” đến bởi Đức Chúa Trời và có một “sự khôn ngoan do con người tạo ra” không từ Ngài mà đến. Điều gì không đến từ Đức Chúa Trời đều hư mất dù trong hiện tại nó dường như rất thành công.

Kinh thánh cũng ghi lại nhiều điển hình về sự khôn ngoan lọc lõi của con người. Việc xây tháp Ba-bên dường như là một công trình khôn ngoan nhưng đã kết thúc trong thất bại và bối rối (Sa 11:1-9). Việc Áp-ra-ham đến Ai Cập khi nạn đói xảy ra ở Ca-na-an dường như là hành động khôn ngoan nhưng kết quả đã chứng minh điều ngược lại (Sa 12:10-20). Vua Sau-lơ nghĩ rằng mặc áo giáp cho cậu bé Đa-vít để đối đầu với một Gô-li-át to lớn là thượng sách, nhưng Đức Chúa Trời có một chương trình hành động khác hẳn (ISa 17:38). Các môn đệ Chúa cho rằng giải tán đám đông và để họ tự tìm lương thực là giải pháp khôn ngoan, nhưng Chúa Giê- xu Christ đã nuôi đoàn dân đông bằng vài cái bánh và vài con cá. Những người Rô-ma “đầy kinh nghiệm” trong Cong 27:1-44 tưởng rằng quăng đồ đạc trong tàu xuống biển và thẳng đến

chứng minh rằng sự khôn ngoan của Phao-lô quý báu hơn lời tham vấn của mấy kẻ “từng trải”. Họ hối tiếc đã không nghe lời khuyên của Phao-lô.

Nguồn sự khôn ngoan của con người từ đâu đến? “Sự khôn ngoan đó không phải từ trên mà xuống đâu, trái lại nó thuộc về đất, về xác thịt và về ma quỉ” (Gia 3:15). Người tin Chúa phải đối diện 3 kẻ thù: thế gian, xác thịt và ma quỉ.

Cũng có một sự khôn ngoan gọi là “sự khôn ngoan của thế gian” (ICo 1:20-21). Bạn đừng nhầm lẫn tri thức của thế gian với sự khôn ngoan của thế gian. Chắc hẳn thế gian có biết bao kiến thức đem đến lợi ích cho chúng ta, nhưng không nhiều sự khôn ngoan. Con người khám phám ra những bí ẩn của vũ trụ, nhưng chẳng thay đổi được vũ trụ. Đa số những điều con người khám phá hoặc sáng chế đều đi ngược lại ý muốn của con người. Hơn một thế kỷ trước, Henry David Thoreau báo động rằng “con người đã cải tiến những phương tiện cho những mục tiêu không thể cải thiện được”.

Khi đi xe lửa trong thành phố, tôi cứ nhớ đến một người ở Boston đã tiếp rước một học giả Trung quốc nổi tiếng. Ông ta đón người bạn phương Đông này tại sân ga và vội vã kéo ông ấy đến chỗ xe điện ngầm. Vừa chạy qua sân ga điện ngầm, ông ta vừa hổn hển nói với vị khách mời: “Nếu chúng ta chạy nhanh và bắt kịp chuyến xe lửa kế tiếp chúng ta sẽ tiết kiệm được 3 phút”. Nhà triết học điềm tĩnh hỏi: “Chúng ta sẽ làm được điều gì ý nghĩa trong 3 phút tiết kiệm được đó?”

Với sự khôn ngoan riêng của mình, thế gian không nhìn biết sự hiện hữu của Đức Chúa Trời và lại còn chối bỏ Phúc Âm của Ngài. “Bởi vì lời giảng về thập tự giá, thì những người hư mất cho là điên dại” (ICo 1:18). Người nào ham mê sự khôn ngoan của thế gian, người ấy cần phải đọc hai đoạn đầu sách ICô-rinh-tô và hãy chú ý mức độ Phao-lô luận về sự khôn ngoan của loài người và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Đối với Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan của loài người chỉ là sự rồ dại (ICo 1:20). Nhưng con người cũng xem sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là sự rồ dại (ICo 2:14). Sự khôn ngoan của con người xuất phát từ lý trí, nhưng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đến từ sự mạc khải. Sự khôn ngoan của con người sẽ bị huỷ diệt nhưng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời còn lại đời đời (ICo 1:19).

Thế gian chống nghịch với Đức Chúa Trời, nên đã huỷ hoại sự khôn ngoan của mình. Sự phát triển của tri thức con người càng cao, nan đề càng phát sinh “Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan, sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng” (Ch 9:10). “Chẳng có sự kính sợ Đức Chúa Trời ở trước mặt chúng nó” (Ro 3:18).

Sự khôn ngoan giả hiệu này xuất phát từ “tánh xác thịt”. Ở ICo 2:14 14:44,46 từ “xác thịt” hoặc “huyết khí” được dịch từ chữ Hy Lạp là “psukikos” với nghĩa đối lập là “thiêng liêng / thuộc linh” Ở Cac 19:1-30 chữ này được dịch là “hành dâm” (c.2). Bản chất sa đoạ của con người luôn đối lập với bản tính mới từ Đức Chúa Trời. Sự khôn ngoan treo bản tính xác thịt hoàn toàn tách biệt với Thánh Linh Đức Chúa Trời.

Sự “khôn ngoan thuộc về đất” này cũng là “sự khôn ngoan thuộc về ma quỉ”. Ở Sa 3:1- 24 Sa-tan thành công khi lừa dối được Ê-va và suốt Kinh Thánh cũng nói về sự khôn ngoan của ma quỉ đang hành động để nghịch lại sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Sa-tan thuyết phục Ê-va tin rằng bà sẽ trở nên giống Đức Chúa Trời. Nó nói rằng trái cây giữa vườn sẽ khiến Ê-va khôn ngoan kể từ sự kiện ấy, con người vẫn tiếp tục tin lời giả dối của Sa-tan để được làm “kẻ khôn ngoan” (Ro 1:18-25). Sa-tan chính là con rắn xưa đầy xảo quyệt! Nó dùng sự khôn ngoan để khuấy động bạn nếu bạn không biết sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.

Đối lập với sự khôn ngoan thuộc về đất, về xác thịt và về ma quỉ”, Gia-cơ trình bày một sự khôn ngoan khác: đó là sự khôn ngoan “từ trên xuống” (Gia 3:17). “Mọi ân điển tốt lành

cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống” (Gia 1:17). Người tin Chúa trông đợi những nhu cầu của mình “từ nơi cao”, vì là “công dân trên trời” (Phi 3:20) và vì Cha người ấy là Đấng ở trên trời (Mat 6:9). Người ấy có của cải trên trời chớ chẳng ở dưới đất (Mat 6:19), được sinh từ trên cao khi tin nhận Chúa Giê-xu Christ (Gi 3:1-7). Quê hương của người tin Chúa ở trên trời (Gi 14:1-6) nên sự hy vọng của người ấy cũng ở trên trời. Người ấy đặt mọi tâm huyết vào những điều thuộc về trời chớ không thuộc về đất (Co 3:1-4).

Sự khôn ngoan của Cơ Đốc nhân là gì? Phải chăng người ấy cậy nơi những triết lý của đời này? Không phải vậy! Trước hết, Chúa Giê-xu Christ là nguồn khôn ngoan của chúng ta (ICo 1:24,30). Trong Chúa Giê-xu Christ đã giấu kín mọi sự quý báu về khôn ngan thông sáng” (Co 2:3). Bước đầu tiên để đến với sự khôn ngoan thật chỉ bằng cách tin nhận Chúa Giê-xu Christ làm Đấng Christ.

Lời Đức Chúa Trời cũng là sự khôn ngoan của chúng ta. “Này đây, ta đã dạy các ngươi những mệnh lệnh và luật lệ... Vậy các ngươi phải giữ làm theo các mệnh lệnh và luật lệ này, vì ấy là sự khôn ngoan và sự thông sáng của các ngươi trước mặt các dân tộc” (Phu 4:5a,6a). Kinh Thánh có thể khiến chúng ta “khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê- xu Christ” (IITi 3:15). Gia 1:5 cho biết chúng ta tìm được sự khôn ngoan qua lời cầu nguyện bằng đức tin. “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời”. Thánh Linh Đức Chúa Trời là “thần trí của sự khôn sáng và của sự tỏ ra” (Eph 1:17) nên Ngài sẽ dẫn chúng ta vào những nẻo khôn ngoan nhất khi chúng ta tin nơi Lời Ngài và dốc lòng cầu nguyện.

Nguồn cội của khôn ngoan thuộc linh thật là Đức Chúa Trời. Nếu bạn tìm sự khôn ngoan từ bất cứ nguồn nào khác, nghĩa là bạn đang tạo rắc rối cho bản thân. Chúng ta đâu cần phải có sự khôn ngoan giả tạo lọc lõi của đời này, vì nó chỉ phục vụ cho xác thịt và làm trọn công việc của ma quỉ. Bạn hãy nhận lấy sự khôn ngoan từ Đức Chúa Trời!

Một phần của tài liệu gia-co_-_warren_w._wiersbe (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)