Đối kháng trong kết quả (Gia 3:16,18)

Một phần của tài liệu gia-co_-_warren_w._wiersbe (Trang 47 - 48)

Nguồn gốc quyết định kết quả. Sự khôn ngoan của thế gian tạo ra những hệ quả thế gian, sự khôn ngoan thuộc linh đưa đến những hệ quả thuộc linh.

- Sự khôn ngoan của thế gian tạo rạ: “lộn lạo” (Gia 3:16). Ghen tương, tranh cạnh, nói dối cùng những việc làm ác. Dường như Đức Chúa Trời không hành động giữa hội chúng này. Trong đoạn 4, Gia-cơ sẽ đề cập đến “những điều chiến đấu tranh cạnh” giữa vòng các tín hữu này. Suy nghĩ lầm lạc sẽ tạo ra lối sống lầm lạc. Thế gian rơi vào mớ bòng bong rối rắm cũng chỉ vì đã từ chối sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.

“Lộn lạo” có nghĩa là “mất trật tự, không ổn định”, có liên hệ với từ “bất định” ở Gia 1:8 và “không ai trị phục được” ở Gia 3:8 Đọc IICo 12:20 bạn sẽ thấy tình trạng của Hội Thánh được mô tả là “hỗn loạn”. Chúa Giê-xu Christ dùng từ “loạn lạc” ở Lu 21:9 khi phán về những biến động trên thế giới trong kỳ sau rốt.

Ghen tương, tranh cạnh, ham mê ăn uống.... những điều này dự phần trong sự “lộn lạo”. Tháp Ba-bên là một minh hoạ về tình trạng này (Sa 11:1-32 Theo quan điểm của con người. Tháp Ba-bên là một công trình khôn ngoan nhưng đối với Đức Chúa Trời thì đây là dự án đầy dại dột và tội lỗi. Kết quả chỉ là “sự lộn lạo”. Ngày nay, người vẫn còn dùng từ “ba-bên” để chỉ về sự lộn xộn.

“Sự lộn lạo” tạo sân khấu “mọi thứ ác” (Gia 3:16). Điều ác ở đây nghĩa là “những điều vô giá trị, không đem lại ích lợi”, nhắc ta nhớ đến “gỗ, cỏ khô, rơm rạ” được đề cập ở ICo 3:12 Thi hành chức vụ bằng sự khôn ngoan của thế gian thoạt trông có vẻ thành công tuyệt vời, nhưng vào kỹ xét đoán nó sẽ bị lửa huỷ hoại. “Chớ xét đoán sớm quá” (ICo 4:5). Hội Thánh ở Si- miệc-nơ nghĩ mình nghèo nàn nhưng được Chúa xem là “giàu có”. Còn Hội Thánh giàu có tại Lao-đi-xê bị định là “nghèo ngặt” (Kh 2:9 3:14-22).

Điều ý nghĩa nhất chúng ta có thể làm cho Hội Thánh mình là đánh giá chức vụ mình qua lời Đức Chúa Trời chớ không bởi sự khôn ngoan của thế gian. Những cuộc đấu đá giữa vòng anh em Cơ Đốc, những chia rẽ trong Hội Thánh, không có sự thánh sạch, không có sự hoà thuận, cho thấy đây là tình trạng “lộn lạo”. Có lẽ đây chính là hệ quả do thiếu sự khôn ngoan từ Đức Chúa Trời.

- Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời sinh ra ơn phước (Gia 3:18). Gia-cơ sử dụng lại từ “bông trái”. Những hệ quả do con người gieo ra và những bông trái được Đức Chúa Trời ban xuống khác nhau “một trời một vực”. Bông trái là kết quả của sự sống và trong chính bông trái ấy cũng chứa trong nó những hạt giống để sản sinh nhiêu quả khác. Người ta thường gieo “hạt giống”, nhưng ở đây “quả” lại được gieo. Khi chúng ta san sẻ bông trái của Đức Chúa Trời cho người khác, họ được gây dựng và thoả lòng, để rồi cũng sinh bông trái.

Đời sống Cơ Đốc nhân là một đời sống luôn gieo và gặt. Mỗi đời sống con người cũng là đời sống của việc gieo gặt. Vì vậy, chúng ta sẽ gặt lấy những gì mình đã gieo. Cơ Đốc nhân nào sống trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời sẽ gieo ra sự công bình chớ không phải tội lỗi, hoà bình chớ không phải chiến tranh. Đời sống chúng ta có thể khiến Đức Chúa Trời đem đến sự công bình và hoà thuận cho cuộc đời của những người khác.

Thực trạng của chúng ta là những điều chúng ta đang sống. Điều chúng ta đang sống là điều chúng ta đang gieo ra. Điều chúng ta gieo ra sẽ quyết định cho những gì chúng ta gặt. Nếu sống trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời là chúng ta đang gieo ra sự công bình và hoà bình, vậy sẽ gặt được ơn phước của Đức Chúa Trời. Nếu sống bằng sự khôn ngoan của thế gian, vậy chúng ta đã gieo ra tội lỗi và sự tranh chiến để gặt lấy “sự lộn lạo và đủ mọi thứ ác”.

Thật tai hại nếu bạn làm “kẻ gây rối” trong gia đình Đức Chúa Trời. Một trong những tội lỗi Đức Chúa Trời gớm ghét là tội “gieo sự tranh cạnh trong vòng anh em” (Ch 6:16-19). Lót sống bằng sự khôn ngoan của thế gian nên đã đem sự bất hoà vào trại Áp-ra-ham. Áp-ra-ham sống theo sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời nên ông luôn đem đến sự hoà bình. Sự lựa chọn của Lót dẫn đến những việc làm dại dột, nên những gì thuộc về ông đều bị huỷ hoại bởi lửa của Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Quyết định của Áp-ra-ham trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời đem lại phước hạnh cho gia đình ông và cho cả thế giới (Sa 13:1-18).

Người nào tìm được sự khôn ngoan và được sự thông sáng, có phước thay!” (Ch 3:13).

9. LÀM THẾ NÀO CHẤM DỨT CHIẾN TRANH (Gia 4:1-12)

Bạn có bao giờ nghe nói đến “chiến tranh Whiskens” hay “chiến tranh Oaken Bucket?”. Còn “chiến tranh Jenkin’s Ear” thì thế nào? Đây là những cuộc chiến thật sự giữa các dân tộc, và bạn có thể đọc thấy trong hầu hết các sách lịch sử.

Chiến tranh là một sự kiện của cuộc sống. Dù đã có những hiệp ước hoà bình được ký kết, các tổ chức hoà bình được lập ra, mối đe doạ của những trái bom nguyên tử. Không chỉ có những chiến sự xảy ra trên thế giới giữa các quốc gia, mà cũng có những “cuộc chiến” xảy ra trong đời sống hằng ngày ở mọi góc độ – thậm chí là “những cuộc chiến về gas” giữa những người điều hành trạm xăng!

Trong đoạn này, Gia-cơ trình bày về sự tranh chiến. Đây là chủ đề rất ý nghĩa. Ông luận giải rằng có 3 cuộc chiến đang diễn ra ở thế gian, đồng thời nêu lên phương cách chấm dứt những chiến sự này.

Một phần của tài liệu gia-co_-_warren_w._wiersbe (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)