Khảo sát ảnh hưởng của các ion kim loại cạnh tranh

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, TỔNG HỢP MỘT SỐ SENSOR HUỲNH QUANG TỪ DẪN XUẤT CỦA CYANINE VÀ COUMARIN ĐỂ XÁC ĐỊNH BIOTHIOL VÀ Hg(II). (Trang 78 - 79)

L với nồng độ ion Hg(II) Theo đó, cường độ huỳnh quang dung dịc h giảm mạnh

d. Khảo sát ảnh hưởng của các ion kim loại cạnh tranh

Để đánh giá tính chọn lọc của sensor L với ion Hg(II) trong sự có mặt các ion kim loại khác, một thí nghiệm khác cũng được tiến hành và mô tả ở Hình 3.13.

Hình 3.13. Phổ UV-Vis (a) và phổ huỳnh quang (b) của L (1,5 μM) với sự hiện diện của các ion kim loại Hg(II), Cd(II), Fe(II), Co(III), Cu(II), Zn(II), Pb(II), Ca(II), Na(I), K(I) (7,5 μM

Kết quả cho thấy, khi thêm Hg(II) với nồng độ gấp 5 lần so với nồng độ L

vào dung dịch L, ở phổ hấp thụ thu được (Hình 3.13a), mật độ quang tại bước sóng 560 nm (bước sóng đặc trưng của sensor L) giảm còn không đáng kể (0,02) so với ban đầu (0,12), mật độ quang tại bước sóng 460 nm (bước sóng đặc trưng của Hg2L2) tăng lên đáng kể (0,06) so với ban đầu (0,01); còn ở phổ huỳnh quang (Hình 3.13b), cường độ huỳnh quang hầu như bị dập tắt hoàn toàn. Trong khi đó, khi thêm riêng lẻ từng ion kim loại Cd(II), Fe(II), Co(III), Cu(II), Zn(II), Pb(II), Ca(II), Na(I), K(I) với nồng độ gấp 5 lần so với L vào dung dịch L, không có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong phổ UV-Vis cũng như phổ huỳnh quang. Một thí nghiệm khác, khi thêm hỗn hợp tất cả các ion kim loại trên (nồng độ mỗi kim loại gấp 5 lần sensor L) vào dung dịch chứa sensor L và Hg(II) (nồng độ gấp 5 lần sensor L), cũng không có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong phổ UV-Vis cũng như phổ huỳnh quang so với dung dịch chứa sensor L và Hg(II). Những thí nghiệm này cho thấy L có thể phát hiện chọn lọc ion Hg(II) trong sự hiện diện của các ion kim loại kể trên và có thể sử dụng L làm một sensor trắc quang hoặc sensor huỳnh quang để phát hiện ion Hg(II) trong sự hiện diện các ion kim loại cạnh tranh đã được khảo sát.

Sự có mặt của các ion kim loại khảo sát không ảnh hưởng đến việc xác định Hg(II) bằng sensor L có thể do các nguyên nhân sau: (1) các ion kim loại khảo sát không phản ứng với sensor L; (2) các ion kim loại khảo sát phản ứng với sensor L

cho sản phẩm (ví dụ phức kim loại cạnh tranh với sensor L) nhưng không làm thay đổi phổ hấp thụ và phổ huỳnh quang của sensor L; kèm theo đó là sản phẩm này (ví dụ phức kim loại cạnh tranh với sensor L) phản ứng với Hg(II) sẽ tạo phức Hg2L2

và giải phóng ion kim loại tự do. Bất kể nguyên nhân nào sự có mặt của các ion kim loại khảo sát cũng không ảnh hưởng đến việc xác định Hg(II) bằng sensor L. Vì vậy, luận án này không nghiên cứu vấn đề này.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ, TỔNG HỢP MỘT SỐ SENSOR HUỲNH QUANG TỪ DẪN XUẤT CỦA CYANINE VÀ COUMARIN ĐỂ XÁC ĐỊNH BIOTHIOL VÀ Hg(II). (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(172 trang)
w