18) từ phức 18-Cu(II) sang hình thành phức mới với các biothiol Phương pháp này có thể phát hiện định lượng GSH trong khoảng nồng độ từ 0 µM đến 8 µM, với giớ
1.5.2. Sensor huỳnh quang dựa trên các phản ứng đặc trưng của ion Hg(II)
Ion Hg(II) có ái lực mạnh với lưu huỳnh và oxi nên các công trình nghiên cứu đã thiết kế các sensor dựa trên các fluorophore chứa lưu huỳnh hoặc oxi. Dưới tác dụng của ion Hg(II) đã gây ra các phản ứng đặc trưng như phản ứng tách loại lưu huỳnh và đóng vòng guanidine, phản ứng chuyển đổi nhóm thiocarbonyl thành nhóm carbonyl, phản ứng tách loại thiol.
Theo các tài liệu thu thập được, đến nay có nhiều sensor huỳnh quang phát hiện ion Hg(II) dựa trên các fluorophore là naphthamide, coumarin, benzothiadiazole, Nile Blue và tricarbocyanine, hoạt động theo phản ứng dẫn xuất thiourea với amin tạo thành guanidine khi có mặt ion Hg(II) đã được công bố [38],
NH H N
[83], [85], [86], [91], [97], [136], [143], [161], [190]. Tùy thuộc vào việc sử dụng
fluorophore, các sensor huỳnh quang được thiết kế theo kiểu này, dưới tác dụng của ion Hg(II) đã thúc đẩy quá trình tách loại lưu huỳnh và đóng vòng guanidine, dẫn đến có sự thay đổi màu huỳnh quang hoặc quá trình tách loại lưu huỳnh và đóng vòng guanidine đã làm xuất hiện quá trình PET từ tiểu phần aniline đến fluorophore, dẫn đến dập tắt huỳnh quang hoặc sự tách loại lưu huỳnh và đóng vòng guanidine đã làm giảm khả năng cho electron của các nhóm -NH trong tiểu phần thiourea, đồng thời tăng khả năng cho electron của các nhóm amin trong tiểu phần benzoindole, tạo nên sự gia tăng mức độ liên hợp hệ thống electron π, kết quả các sensor này hoạt động theo kiểu OFF-ON. Sự hiện diện các ion kim loại khác, bao gồm Co(II), Cu(II), Ni(II), Pb(II), Zn(II), Cd(II), Mn(II), Sn(II), Ca(II), K(I), Na(I), Mg(II), Fe(III), không làm thay đổi đáng kể tín hiệu huỳnh quang dung dịch của các sensor trên. Tuy nhiên, các phản ứng xảy ra trong dung dịch với lượng lớn dung môi hữu cơ. Giới hạn phát hiện ion Hg(II) trong khoảng 0,6 µM đến 8,0 µM. Đó là những hạn chế khi áp dụng các sensor này vào phân tích các mẫu trong thực tế, đặc biệt là trong các đối tượng sinh học.
Ngoài phản ứng đóng vòng guanidine, ion Hg(II) còn thúc đẩy các phản ứng như: tách loại lưu huỳnh tạo hợp chất dị vòng, tách loại thiol từ thioether, chuyển đổi nhóm thiocarbonyl thành nhóm carbonyl,... Dựa trên các phản ứng này, một số sensor huỳnh quang được thiết kế để ứng dụng trong việc phát hiện ion Hg(II) [19], [20], [64], [172], [184].