L với nồng độ ion Hg(II) Theo đó, cường độ huỳnh quang dung dịc h giảm mạnh
c. Khảo sát sử dụng Hg2L2 phát hiện định lượng Cys
Khả năng sử dụng phức Hg2L2 để phát hiện định lượng Cys đã được khảo sát và trình bày ở Hình 3.26. Kết quả khảo sát cho thấy, trong khoảng nồng độ Cys từ 0 đến 5 μM, cường độ huỳnh quang dung dịch Hg2L2 (2,5 μM) có mối quan hệ tuyến tính rất tốt với nồng độ Cys, thể hiện bởi phương trình
Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ
giữa cường độ huỳnh quang dung dịch Hg2L2 (2,5 μM) với Cys tại 585 nm
(μM)
Hình 3.27. Đồ thị xác định LOD và LOQ Cys bằng Hg2L2: 2,5 μM, trong C2H5OH/HEPES (1/9, v/v), pH =7,4, bước sóng huỳnh quang 585 nm
F585 = (11,1 ± 5,9) + (133,3 ± 2,0) × [Cys], với R = 0,998 (N=14, P<0,0001).
Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng Cys bằng phương pháp đường chuẩn ở nồng độ bé (Hình 3.27; các số liệu thực nghiệm được đính kèm ở Bảng 3. PL54 và Bảng 4. PL55) tương ứng là 0,2 μM và 0,66 μM, thấp hơn nhiều so với nồng độ của Cys trong tế bào ở người (30-200 μM) [59], nhạy hơn nhiều so với các sensor tương tự đã công bố trước đây [23], [112], [140], [155]. Độ chính xác của phương pháp phát hiện
thông qua độ lặp lại và độ thu hồi (Rev). Kết quả
Cys bằng Hg2L2 đã được đánh giá
Độ chính xác của phương pháp phát hiện Cys bằng Hg2L2 đã được đánh giá thông qua độ lặp lại và độ thu hồi (Rev). Kết quả khảo sát độ lặp lại (nồng độ Cys là 250 ppb, n=10) có độ lệch chuẩn tương đối RSD=7,8%, nhỏ hơn 0,5RSDH =9,9 (RSDH là độ lệch chuẩn tương đối tính theo hàm Horwitz). Độ thu hồi trong khoảng từ 92,1% đến 107,9%, thỏa mãn điều kiện <0,5RSDH. Điều này cho thấy có thể sử dụng Hg2L2 để xác định Cys với kết quả đáng tin cậy [105].
Kết quả khảo sát ở Hình 3.28 cho thấy rằng, quá trình hình thành phức Hg2L2
và quá trình phân ly phức giải phóng L xảy ra thuận nghịch, thể hiện qua sự đáp ứng tắt-bật (OFF/ON) huỳnh quang rất nhanh. Cụ thể, khi thêm một đương lượng ion Hg(II) vào dung dịch L dẫn đến sự dập tắt huỳnh quang. Tiếp theo, khi bổ sung thêm một đương lượng Cys, huỳnh quang dung dịch trở lại gần như ban đầu của dung dịch L tự do. Thí nghiệm cũng cho thấy, sau 5 chu kỳ luân phiên thêm một đương lượng ion Hg(II), rồi đến một đương lượng Cys, cường độ huỳnh quang dung dịch có giảm, nhưng không đáng kể so với dung dịch L tự do ban đầu, có thể khôi phục được hơn 80% cường độ huỳnh quang sau 5 chu kỳ. Kết quả này cho thấy, phương pháp này có thể tái sử dụng sensor khi xác định ion Hg(II) và Cys.
Hình 3.28. Cường độ huỳnh quang dung dịch L (5 μM) tại 585 nm khi thêm luân phiên một đương lượng ion Hg(II) và Cys trong 10 vòng (Hg(II): 5 μM, Cys:5 μM,