Kết hợp tất cả với nhau: bí kíp tư duy hình ảnh

Một phần của tài liệu Ebook Hình vẽ thông minh: Phần 2 (Trang 69 - 77)

bí kíp tư duy hình ảnh

Để thấy được vị trí giao nhau của quy tắc 6x6 và SQVID, chúng ta sẽ làm điều mà mình luôn làm với vấn đề “ở đâu”: chúng ta sẽ tạo ra một sơ đồ(*). Giống như ngày hôm qua, chúng ta có thể bắt đầu mọi sơ đồ bằng một hệ trục. Trong trường hợp này, chúng ta so sánh sáu hình ảnh của quy tắc 6x6 với năm

* Hãy nhớ rằng quy tắc 6x6 cho chúng ta biết rằng ta nên vẽ sơ đồ cho vấn đề “ở đâu”, vẽ dòng thời gian cho vấn đề “khi nào”, v.v. Tôi hy vọng cách thức gắn kết của những mảnh ghép đơn giản này sẽ ngày càng trở nên rõ ràng. Chúng ta thực sự có thể sử dụng những công cụ này để mô phỏng bất kỳ thứ gì mà ta có thể hình dung được.

Trong thời gian còn lại của ngày hôm nay, hãy làm chính mình kinh ngạc.

câu hỏi SQVID, do đó, chúng ta sẽ vẽ một mạng lưới chứa 30 mảnh ghép (5x6 = 30).

Trong mạng lưới ô trống này, chúng ta sẽ bổ sung thành phần đầu tiên của hệ trục, sáu hình vẽ từ quy tắc 6x6: “chân dung”, “biểu đồ”, “sơ đồ”, “dòng thời gian”, “lưu đồ”, và “đồ thị”.

Chúng ta bổ sung thành phần đầu tiên của hệ trục, sáu hình vẽ của quy tắc 6x6.

Bao nhiêu? Ai/cái gì? Hình nào? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Vì sao?

Bây giờ, chúng ta sẽ bổ sung thành phần thứ hai của hệ trục – năm câu hỏi SQVID: “đơn giản”, “định tính”, “viễn cảnh”, “riêng biệt”, và “thay đổi”.

Việc bổ sung năm câu hỏi SQVID sẽ hoàn thiện hệ trục của chúng ta.

Bao nhiêu? Ai/cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Vì sao? Hình nào?

Với những điểm phối hợp hoàn chỉnh, chúng ta sẽ lập sơ đồ những hình vẽ được tạo ra từ việc kết hợp sáu hình vẽ cơ bản với các phiên bản khác nhau của SQVID. Trong một số trường hợp, các phiên bản SQVID đều có diện mạo giống nhau đối với mỗi hình vẽ 6x6(*). Trong một số trường hợp khác, một sự biến đổi lớn có thể xuất hiện khi chúng ta di chuyển dọc theo SQVID(**). Dù ở trường hợp nào, chúng ta đều nhận thấy rằng mình có thể tạo ra nhiều hình ảnh khác từ sáu hình ảnh ban đầu.

* Bốn trong số năm phiên bản SQVID của một chân dung đều giống nhau; phiên bản “thay đổi” còn lại là trường hợp ngoại lệ vì theo định nghĩa, nó phải thể hiện hai hình ảnh: một cho những thứ chúng ta hiện có và một cho những thứ chúng ta sẽ có.

** Đồ thị đa biến cho mỗi bước SQVID hơi khác nhau, tùy thuộc vào điểm mà chúng ta cần nhấn mạnh. Và không có đồ thị “định tính” nào vì nó sẽ chỉ là một “chân dung”, giống như con cá Microsoft-Yahoo mà chúng ta thấy hôm qua.

Bối cảnh này được tạo thành từ những hình ảnh mà chúng ta có được nhờ kết hợp sáu hình vẽ cơ bản với các phiên bản SQVID khác nhau.

Bao nhiêu? Ai/cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Vì sao? Hình nào?

Quả là nhiều hình vẽ – tất cả những hình vẽ này chúng ta đều biết cách tạo ra nhờ bắt đầu với một trong sáu định dạng cơ bản, sau đó tìm hiểu cách thức điều chỉnh để tương thích với SQVID. Nhưng hãy nhớ rằng cho đến lúc này, chúng ta chỉ mới giải thích cho mặt trên của những thanh trượt SQVID. Giờ hãy bổ sung mặt dưới của những câu hỏi SQVID này, gấp đôi số hình ảnh sẵn có.

Kết quả: chúng ta có “bí kíp tư duy hình ảnh”, một sơ đồ gồm nhiều sơ đồ thể hiện hơn 40 hình ảnh của hầu hết mọi ý tưởng và cho chúng ta thấy được mức độ dễ dàng của việc tạo ra chúng.

Đây là “bí kíp tư duy hình ảnh”: sơ đồ gồm nhiều sơ đồ, cho chúng ta thấy được mức độ dễ dàng của việc tạo ra hơn 40 hình ảnh của hầu hết mọi ý tưởng.

Bao nhiêu? Ai/cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Vì sao? Hình nào?

Dạng nào? Đơn giản Tỉ mỉ Định tính Định lượng Viễn cảnh Thực thi Riêng biệt So sánh Thay đổi Nguyên trạng

Một phần của tài liệu Ebook Hình vẽ thông minh: Phần 2 (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)