Phác họa hình vẽ rõ ràng: cách sử dụng thứ ba của SQVID

Một phần của tài liệu Ebook Hình vẽ thông minh: Phần 2 (Trang 126 - 130)

cách sử dụng thứ ba của SQVID

Chúng ta hầu như đã xong việc. Tôi muốn trao cho bạn công cụ cuối cùng – thứ bạn có thể sử dụng ngay cho cuộc họp tiếp theo mà bạn sắp tham dự, dù là cuộc họp cá nhân, đóng góp hay trình diễn. Ta cần đến SQVID một lần nữa(*), và khi sử dụng nó, chúng ta sẽ không còn phải suy nghĩ về cách phác thảo một bài trình bày kinh doanh thêm một lần nào nữa.

Để áp dụng vào thực tiễn, hãy tưởng tượng chúng ta là nhà chính khách giỏi tư duy hình ảnh – người đã vẽ sơ đồ Venn giải cứu thế giới trong Ngày 2, và chúng ta được yêu cầu giải thích bằng hình ảnh về những gì đang diễn ra trong ngành công nghiệp xe hơi. Chúng ta bắt đầu bằng câu hỏi về loại vấn đề nào mà mình đang xem xét – “ai và cái gì”, “bao nhiêu”, “ở đâu”, “khi nào”, “như thế nào”, “vì sao” – và sau đó tạo ra một loạt hình ảnh để làm rõ từng khía cạnh. Khi hoàn tất, chúng ta sẽ có một loạt hình ảnh cần trình bày, nhưng ta nên trình bày chúng theo trình tự nào?

* Một số người yêu thích ý tưởng về SQVID đã phàn nàn với tôi rằng nó là một từ viết tắt thật kinh khủng: nó không phải một từ có thật, nó không tự giải thích, và nó không lôi cuốn người khác. Tôi thấy chẳng sao cả: có lẽ vì nó bất ngờ và hơi “dở” một chút mà tôi thấy SQVID dễ nhớ và dễ ứng dụng. Có lẽ bạn vẫn không thích cách cấu tạo của nó, nhưng giờ thì bạn đã biết nó bắt nguồn từ đâu.

Đây là lúc SQVID phát huy tác dụng một lần nữa: nếu sử dụng năm câu hỏi SQVID như một bản phác thảo, chúng ta có thể kể bất kỳ câu chuyện nào theo cách có ý nghĩa đối với người nghe, đưa họ từ phần giới thiệu đơn giản nhất đến những phần chi tiết nhất. Hãy cùng thử xem.

Chúng ta bắt đầu bằng chân dung đơn giản về “cái gì”: một bia mộ cho thấy Detroit đang hấp hối. Đã thiết lập được tiền đề, chúng ta sẽ tỉ mỉ hơn bằng một loạt chân dung thể hiện sự suy thoái của Ford, GM và Chrysler.

Sau đó, chúng ta thể hiện mặt định tính của cảm giác này: giống như chúng ta đang rơi xuống vách đá và chỉ bám được vài ngón tay. Sau đó, chúng ta hỗ trợ về mặt định lượng bằng cách thể hiện những con số khiến ta cảm thấy như vậy.

Một chân dung đơn giản thể hiện rằng Detroit sắp chết. Chúng ta làm nó trở nên tỉ mỉ bằng cách trình bày từng cái tên trong nhóm “Tam Đại” đang theo chiều hướng suy sụp.

Vấn đề gì? (Đơn giản)

Thêm chi tiết...? (Tỉ mỉ)

Tiếp đến, chúng ta đưa ra một viễn cảnh cho thứ có thể cứu mình. Có lẽ việc sản xuất ra loại xe lai chất lượng cao sẽ có tác dụng. Để thực thi – để khiến điều đó xảy ra – chúng ta cần đáp ứng lại những tác động tổng thể, thay đổi công cụ để xây dựng một thế hệ xe mới, và tái đầu tư để các dây chuyền vận hành trở lại.

Về mặt định tính, chúng ta có cảm giác như đang rơi xuống vách đá. Và rồi chúng ta hỗ trợ về mặt định lượng cho cảm giác đó bằng những con số.

Tiếp đến, chúng ta thể hiện ý nghĩa của điều đó một cách hoàn toàn riêng biệt: mọi người xếp hàng để mua sản phẩm xe lai mới. Đó là một cảnh tượng đáng mừng (đặc biệt khi bạn

Cảm giác gì? (Định tính) Bức tranh tổng thể của giải pháp? (Viễn cảnh) Cần làm gì để nó xảy ra? (Thực thi) Đáp ứng

lại Trang bị lại đầu tưTái

Xe lai

Số liệu gì? (Định lượng)

Viễn cảnh của chúng ta có thể là các mẫu xe lai chất lượng cao được sản xuất với số lượng lớn. Để thực thi, chúng ta phải đáp ứng lại, trang bị lại và tái đầu tư.

sống ở Detroit, nơi tạo ra chúng; hoặc ở California, nơi chúng được tiêu thụ), nhưng làm cách nào để so sánh với các lựa chọn khác? Thì đây: không ai mua những “con quỷ” ngốn xăng và ngày càng ít người mua những chiếc xe thể thao đắt tiền.

Xét riêng biệt, chúng ta thấy mọi người xếp hàng mua loại xe lai mới của mình và so sánh nó với việc không ai mua những chiếc xe ngốn xăng đắt tiền.

Chúng ta sẽ thể hiện sự thay đổi đó trông như thế nào: công nhân có việc làm và một nền kinh tế được hồi sinh. Cuối cùng, chúng ta kết bài bằng hình ảnh nguyên trạng: nếu không làm gì, chúng ta sẽ đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và một nền kinh tế ảm đạm.

Sự khác biệt ư? Nếu chúng ta tạo ra thay đổi này, nhiều người sẽ có việc làm và nền kinh tế sẽ được phục hồi. Nếu không – nếu duy trì nguyên trạng – chúng ta sẽ chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp lớn và nền kinh tế rơi vào tình cảnh bi đát.

Xe lai

Bản thân điều đó có ý nghĩa gì?

(Riêng biệt)

Chúng ta có gì trong tương lai?

(Thay đổi) Chúng ta có gì ngay lúc này?

(Nguyên trạng) Nó so với những lựa chọn khác

Việc chúng ta đồng ý với phương pháp giải cứu Detroit này hay không sẽ là một cuộc thảo luận khác. Điều quan trọng là nhờ sử dụng những hình ảnh đơn giản và SQVID, chúng ta đã khiến cho tình huống của mình trở nên vô cùng rõ ràng, và đó mới là điểm cần chú ý của mỗi cuộc họp trình diễn.

Một phần của tài liệu Ebook Hình vẽ thông minh: Phần 2 (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)