Năng lực trình độ cán bộ, lãnh đạo hội nông dân các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 111 - 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hội nông dân trong phát triển

4.2.4. Năng lực trình độ cán bộ, lãnh đạo hội nông dân các cấp

Đội ngũ cán bộ của Hội nông dân thường lớn tuổi, nhiệt tình nhưng năng lực, trình độ còn hạn chế, việc điều hành vẫn làm theo cảm tính, chưa có quy chế làm việc rõ ràng, phân công trách nhiệm chưa cụ thể. Do khó khăn trong thu hút cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại Hội nông dân, nên việc áp dụng quản lý và vận hành các phong trào của hội, trợ giúp hội viên còn nhiều hạn chế. Hiện hoạt động của nhiều chi hội còn phụ thuộc vào các hoạt động từ cấp trên chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể khác chủ động phối hợp và mời vào tham gia cùng tuyên truyền, hỗ trợ cho hội viên; không ít cán bộ các chi hội thiếu kiến thức, trình độ chuyên môn để hỗ trợ về mọi mặt cho hội viên.

Theo kết quả phỏng vấn cán bộ Hội nông dân (Hội nông dân huyện và hội nông dân các xã thị trấn) ở huyện Cẩm Giàng, cho thấy trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội nông dân với các chức danh là chủ tịch và phó chủ tịch Hội nông dân huyện, chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa cao. Ngoài trừ chủ tịch, phó chủ tịch hội nông dân huyện có trình độ đại học hệ vừa học vừa làm và 02 cán bộ của Hội nông dân huyện có trình độ đại học chính quy thì 19 chủ tịch, hoặc phó chủ tịch hội nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện mới chỉ có trình độ sơ cấp và trung cấp. Điều nảy ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của Hội nông dân, đặc biệt là các hoạt động trợ giúp về pháp lý, trợ giúp về kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh của hội viên. Các cán bộ lãnh đạo của Hội nông dân ở các xã, thị trấn ở Cẩm Giàng chủ yếu là hoạt động tốt ở các hoạt động phong trào như tuyên truyền chủ trương pháp luật của nhà nước, vận động hội viên tham gia

các hoạt động phong trào của hội, và phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác, cơ quan ban ngành khác để vận động hội viên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Bảng 4.27. Trình độ cán bộ và lãnh đạo Hội nông dân huyện Cẩm Giàng

Chỉ tiêu ĐVT Cấp huyện Cấp xã, thị trấn

1. Số lượng cán bộ, lãnh đạo người 4 19

2. Tuổi bình quân năm 38,50 50,32

3. Kinh nghiệm hoạt động trong hội nông dân năm 6,25 12,95 4. Trình độ chuyên môn

- Đại học % 100,00 0,00

- Trung cấp % 0,00 36,84

- Sơ cấp % 0,00 57,89

- Chưa qua đào tạo % 0,00 5,26

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Theo kết quả điều tra cho thấy, cán bộ Hội nông dân huyện đều đang bị hạn chế về trình độ, đặc biệt là lãnh đạo hội nông dân các xã, thị trấn. Tuy nhiên, cán bộ lãnh đạo hội nông dân đều có kinh nghiệm công tác tương đối dài. Các cán bộ đều xuất thân từ hộ nông dân, trình độ còn thấp nhưng được tín nhiệm, bầu lên chính vì vậy họ thường thiếu nhiều khả năng nhạy bén với sự biến động của nền kinh tế thị trường, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực quản lý và phát huy vai trò của Hội nông dân đối với các hoạt động phát triển kinh tế cho hội viên. Do vậy, cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho lãnh đạo hội nông dân các xã, thị trấn đi học nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó để cho hội nông dân phát huy hơn nữa vai trò của mình trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)