Đánh giá chung về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế-xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 103 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế-xã hội nông thôn

4.1.5. Đánh giá chung về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế-xã

xã hội trên địa bàn huyện Cẩm Giàng

Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Hội nông dân huyện đã xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án trên cơ sở quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Huyện uỷ, Hội Nông dân tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Các cấp Hội nông dân trong huyện không ngừng đổi mới phương thức và nội dung hoạt động, phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực tự cường, hướng về cơ sở, khắc phục tình trạng hành chính hoá; các hoạt động Hội đa dạng, phong phú, thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên và nông dân, khẳng định vai trò trung tâm, nòng cốt trong tổ chức thực hiện các phong trào ở nông thôn. Hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ Hội tiếp tục được củng cố và nâng cao chất lượng. Số hội viên hàng

năm tăng; số chi, tổ hội và Hội Nông dân cơ sở vững mạnh năm sau cao hơn năm trước. Các cấp Hội đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.

Bảng 4.22. Đánh giá của cán bộ quản lý về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn huyện Cẩm Giàng

ĐVT: % số cán bộ

Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Trung bình Kém kém Rất

1. Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội

29,55 31,82 36,36 2,27 0,00 2. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh

doanh giỏi 22,73 38,64 29,55 4,55 4,55

3. Phong trào đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm

nghèo và làm giàu chính đáng 22,73 29,55 36,36 9,09 2,27 4. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông

thôn mới 15,91 43,18 31,82 6,82 2,27

5. Phong trào nông dân tham gia đảm bảo Quốc

phòng an ninh 11,36 54,55 20,45 9,09 4,55

6. Hỗ trợ vốn phát triển sản xuất kinh doanh 4,55 25,00 36,36 29,55 4,55 7. Bồi dưỡng, đào tạo nghề, hướng dẫn khoa học

- kỹ thuật 6,82 40,91 27,27 15,91 9,09

8. Hướng dẫn khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm

sản xuất cho nông dân 20,45 45,45 29,55 2,27 2,27

9. Phối hợp hỗ trợ mua vật tư trả chậm cho hội

viên 25,00 43,18 29,55 2,27 0,00

10. Hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và xây dựng

hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cho hội viên 6,82 20,45 38,64 29,55 4,55 11. Tham gia chương trình, dự án phát triển kinh

tế - xã hội 6,82 18,18 54,55 13,64 6,82

Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Theo đánh giá của cán bộ địa phương thì các hoạt động của Hội nông dân đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở huyện Cẩm Giàng đa phần mới chỉ ở mức khá tốt. Các hoạt động mà vai trò của Hội nông dân huyện thể hiện khá tốt trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở địa phương là: Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội; phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi; phát động và thực hiện phong trào đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; phong trào nông dân tham gia đảm bảo Quốc phòng an ninh; các hoạt động

hướng dẫn khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho nông dân; và phối hợp hỗ trợ mua vật tư trả chậm cho hội viên. Các hoạt động mà vai trò của Hội nông dân huyện chưa thể hiện rõ nét và chỉ ở mức trung bình là: Hỗ trợ vốn phát triển sản xuất kinh doanh; bồi dưỡng, đào tạo nghề, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật; Hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cho hội viên; Tham gia chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Đánh giá của hội viên về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng khá tương đồng với những đánh giá cán bộ địa phương. Kết quả đánh giá của hội viên nông dân về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 4.23. Đánh giá của hội viên về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn huyện Cẩm Giàng

ĐVT: % số hội viên Chỉ tiêu Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

1. Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội

18,75 34,82 31,25 12,50 2,68 2. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh

doanh giỏi 22,32 40,18 20,54 11,61 5,36

3. Phong trào đoàn kết giúp nhau xóa đói,

giảm nghèo và làm giàu chính đáng 16,96 47,32 25,00 8,04 2,68 4. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông

thôn mới 11,61 56,25 24,11 6,25 1,79

5. Phong trào nông dân tham gia đảm bảo

Quốc phòng an ninh 25,89 25,00 27,68 19,64 1,79

6. Hỗ trợ vốn phát triển sản xuất kinh doanh 12,50 28,57 30,36 22,32 6,25 7. Bồi dưỡng, đào tạo nghề, hướng dẫn khoa học -

kỹ thuật 16,07 38,39 24,11 16,07 5,36

8. Hướng dẫn khoa học, kỹ thuật và kinh

nghiệm sản xuất cho nông dân 17,86 46,43 16,07 15,18 4,46 9. Phối hợp hỗ trợ mua vật tư trả chậm cho

hội viên 27,68 43,75 16,07 11,61 0,89

10. Hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và xây dựng

hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cho hội viên 8,93 28,57 42,86 15,18 4,46 11. Tham gia chương trình, dự án phát triển

kinh tế - xã hội 7,14 25,89 38,39 21,43 7,14

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trò của Hội nông dân vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thì các hoạt động của Hội nông dân còn một số bật cập sau:

- Công tác tuyên truyền giáo dục hội viên, nông dân ở một số địa phương, cơ sở hiệu quả chưa cao; việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân một số nơi chưa sâu sát, phản ánh chưa kịp thời: việc cụ thể hóa một số chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở một số địa phương còn chậm.

- Phong trào nông dân phát triển chưa đều, có nơi tổ chức phong trào còn hình thức; chưa tích cực phối hợp, lồng ghép, đa dạng các hình thức sinh hoạt chi hội để thu hút, tập hợp hội viên. Chất lượng hội viên, đội ngũ cán bộ, nhất là một bộ phận cán bộ cơ sở còn thấp, thiếu kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành;

- Công tác thi đua ở một số cơ sở còn hạn chế, việc tổ chức phát động, sơ, tổng kết các đợt thi đua còn hình thức, hiệu quả thấp, việc xét và công nhận cơ sở Hội vững mạnh, hộ nông dân sản xuất giỏi chưa chặt chẽ.

- Tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ Hội chưa cao; chưa tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động cho phù hợp với từng địa phương, cơ sở. Còn một bộ phận cán bộ Hội có tư tưởng trông chờ bao cấp, hành chính, thiếu nhiệt tình trong công tác.

- Khả năng tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền trong giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn của một bộ phận cán bộ Hội còn thụ động; chưa tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)