3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những tài liệu, số liệu có sẵn đã được công bố có liên quan và phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như giúp làm rõ cho quá trình nghiên cứu, đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu thứ cấp, nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo, từ Internet, từ các luận văn, luận án để có các thông tin về vai trò của hội nông dân đến phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, kinh nghiệm về nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở một số địa phương trong nước và những tư liệu có liên quan đến đề tài.
qua các năm liên quan đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn qua đó nhằm phân tích thực trạng vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
Thu thập từ những cơ quan Nhà nước qua các báo cáo hoạt động có liên quan đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, các công trình nghiên cứu, tham khảo văn bản pháp quy, chính sách được thu thập ở các Sở, ban ngành, phòng có liên quan.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Các thông tin sơ cấp chúng tôi thu thập chủ yếu về các hoạt động của hội nông dân hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho các hội viên, và cộng đồng nông thôn nói riêng, những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của hội nông dân trên địa bàn huyện. Chúng tôi sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn sâu để tiến hành thu thâp thông tin. Các đối tượng chúng tôi tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin bao gồm.
- Lãnh đạo HĐND, UBND huyện chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và bảng hỏi chuẩn bị để thu thập các thông tin. Các thông tin được thu thập bao gồm các văn bản chính sách trong việc nâng cao vai trò của hội nông dân huyện trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện; những tồn tại, bất cập, khó khăn, hạn chế trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của hội nông dân huyện; định hướng nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện với hội nông dân để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Cùng với đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ cấp xã, thị trấn, cán bộ và lãnh đạo Hội nông dân huyện, và các xã thị trấn trên địa bàn huyện. Các đối tượng phỏng vấn bao gồm: Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội nông dân huyện (2 người); cán bộ chuyên môn Hội nông dân huyện (2 người); Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội nông dân các xã thị trấn trên địa bàn huyện (19 người); Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện (19 người). Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 42 người. Phương pháp thu thập được sử dụng là phỏng vấn bán cấu trúc với bộ câu hỏi chuẩn bị trước, kết hợp với phỏng vấn sâu để thu thập các thông tin liên quan đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, những tồn tại, khó khăn, bất cập,...
trong việc nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội nông dân huyện trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Bảng 3.4. Số lượng mẫu khảo sát
Đối tượng Số lượng Cách thu thập
1. Lãnh đạo UBND huyện 2
Phỏng vấn sâu và bảng hỏi 2. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội nông dân huyện 2
3. Cán bộ Hội nông dân huyện 2
4. Lãnh đạo UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện 19 5. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hội nông dân các xã, trị trấn 19
6. Hội viên Hội nông dân 112
Phỏng vấn bằng bảng hỏi
- Hội viên Hội nông dân xã Cao An 37
- Hội viên Hội nông dân xã Cẩm Sơn 38
- Hội viên Hội nông dân xã Ngọc Liên 37
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) - Các hội viên của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng. Phương pháp được sử dụng để thu thập là phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng câu hỏi chuẩn bị trước. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các nội dung đánh giá những kết quả hoạt động của Hội nông dân, bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho hội viên phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Những đề xuất, kiến nghị đối với hội nông dân để hỗ trợ hội viên tốt hơn nữa trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên và phát triển kinh tế - xã hội nói chung tại địa phương. Các hội viên được lựa chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên ở 3 xã đại diện cho huyện Cẩm Giàng. Các xã được chọn là các địa phương có đặc thù về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội. Xã Cao An được chọn vì đây là xã mà vai trò của Hội nông dân thể hiện rõ nét trong việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế xã hội và là xã có Hội nông dân hoạt động hiệu quả. Xã cũng được chọn làm điểm để làm đại hội Hội nông dân nhiệm kỳ 2018 - 2023 trong huyện.
quả trong việc hỗ trợ các hội viên phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Xã Ngọc Liên được chọn vì đây là xã mà qua khảo sát và đánh giá của chủ tịch hội nông dân huyện thì hội nông dân của xã hoạt động kém hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng hội viên được chọn để phỏng vấn được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiễn dựa trên danh sách hội viên mà hội nông dân xã cung cấp. Do nguồn lực có hạn và đảm bảo nguyên tắc số lớn trong chọn mẫu thống kê nên tác giả dự định lựa chọn phỏng vấn mỗi xã từ 35 hội viên để đảm bảo đủ dung lượng mẫu số lớn được chọn theo quy định của thống kê, nhưng trong quá trình thực tế khảo sát thì số lượng hội viên chọn khảo sát ở xã Cao An là 37 hội viên; xã Cẩm Sơn là 38 hội viên; và xã Ngọc Liên là 37 hội viên. Tổng số hội viên khảo sát là 112 hội viên.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Công cụ tổng hợp và xử lý tài liệu là phần mềm Excel.
- Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để xử lý số liệu: Phương pháp này được sử dụng để chia đối tượng nghiên cứu thành các nhóm khác nhau theo các tiêu thức nhất định. Các tiêu thức phân tổ như là đối tượng khác nhau (cán bộ quản lý, cán bộ của hội nông dân, và các hội viên hội nông dân; hoặc phân tổ theo các địa bàn khác nhau, nhóm hộ nông dân có thu nhập, trình độ sản xuất kinh doanh,… khác nhau.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào các số liệu thu thập được về thực trạng vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, các hoạt động hỗ trợ cho hội viên của Hội nông dân, các khó khăn, bất cập trong các hoạt động của hội,.... Từ đó đánh giá được thực trạng vai trò của Hội nông dân huyện trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội nông dân.
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... phân tích mức độ và xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng. Đối với luận văn sử dụng phương pháp này để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đó là phản ánh được vai trò của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,… từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hội nông dân huyện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong đề tài để nhằm thấy rõ được sự thay đổi của hội nông dân qua các năm. So sánh vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế -xã hội nông thôn qua các năm, hoặc ở địa phương khác nhau.
3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu có sự tham khảo, tham vấn ý kiến đóng góp của cán bộ khoa học, cán bộ huyện Cẩm Giàng qua đó đánh giá vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở địa bàn nghiên cứu.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động tuyên truyền
- Số buổi tuyên truyền do Hội Nông dân các cấp tổ chức;
- Số lượt người tham gia trong các lớp tuyên truyền do Hội tổ chức; - Số lượng tài liệu Hội cấp phát trong các lớp tuyên truyền;
- Số lượng các Hội thi do Hội tổ chức qua các năm
b. Nhóm các chỉ tiêu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
- Số lượng các mô hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh; - Số lượng hội viên nông dân tham gia trong các mô hình.
- Số lượng và tỷ lệ hội viên nông dân đăng ký và đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
c. Nhóm các chỉ tiêu trong phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới
- Số lượng các lớp và số lượng hội viên tham gia trong các hoạt động chuyến giao kỹ thuật;
- Số lượng hội viên nhận được sự hỗ trợ từ các dự án; - Số lượng hội viên và số vốn được vay;
- Số lượng và tỷ lệ gia đình hội viên nông dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa; - Số lượng hội viên tham gia trong các câu lạc bộ của Hội;
- Kết quả đóng góp của Hội trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới: số km đường được duy tu bảo dưỡng…
d. Nhóm các chỉ tiêu trong phong trào nông dân tham gia đảm bảo Quốc phòng - An ninh
- Số lớp và số lượng hội viên nông dân tham gia trong các buổi tập huấn về Quốc phòng - An ninh
e. Nhóm các chỉ tiêu trong hoạt động dịch vụ, dạy nghề và tư vấn hỗ trợ nông dân
- Số lượng hội viên và số vốn được vay từ các ngân hàng;
- Số lượng hội viên và số vốn được vay từ Quỹ Hội và Quỹ hỗ trợ nông dân; - Số lớp và số lượng hội viên tham gia trong các lớp dạy nghề;
- Số lượng hội viên nông dân tham gia trong các tổ chức kinh tế hợp tác.
f. Nhóm các chỉ tiêu trong việc tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn
- Số lượng hội viên tham gia trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
- Số vốn hội viên được hỗ trợ từ dự án; - Tỷ lệ vốn hỗ trợ/hội viên.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG 4.1.1. Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân, sau khi nhận được Chỉ thị và Kế hoạch hướng dẫn của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo và triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Hiện nay Hội nông dân huyện Cẩm Giàng đã thực hiện tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về các chủ trương chính sách này đến với các hội viên. Các hoạt động tuyên truyền của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng là:
- Tổ chức 19 Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị số 32 CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, các cấp Hội còn tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh để tuyên truyền cho hội viên ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Bình quân mỗi xã, thị trấn tổ chức một cuộc hội nghị tuyên truyền.
- Trong giai đoạn 2015 - 2018, Hội nông dân huyện Cẩm Giàng đã phối hợp tổ chức 62 Hội nghị phổ biến, giới thiệu về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp tới các hội viên của hội theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Ban Bí thư trung ương Đảng về việc triển khai thi hành Hiến pháp; Nghị quyết 64/2013/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp; Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch tổ chức thi hành Hiến pháp và những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp. Biên soạn các tài liệu, tin, bài tuyên truyền Hiến pháp (sửa đổi) và pháp luật nói chung. Ngoài việc tổ chức các hội nghị truyên truyền cho hội viên thì công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Hiến pháp được các cấp Hội quan tâm chỉ
đạo, tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị quán triệt; sao gửi văn bản; thực hiện tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh; lồng ghép tổ chức sinh hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ Nông dân với pháp luật để trao đổi về nội dung Hiến pháp, tạo cách hiểu thống nhất về các quy định của Hiến pháp. Đồng thời, phát sách về pháp luật, cung cấp tài liệu cho các tủ sách pháp luật, câu lạc bộ Nông dân với pháp luật…; phát hành tờ gấp hoặc tài liệu hỏi đáp về Hiến pháp, pháp luật; phối hợp với đơn vị tư pháp cấp huyện tổ chức các các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng là cán bộ, tuyên truyền viên ở cơ sở… Số hội viên được phổ biến tuyên truyền qua các hội nghị là 4753 lượt người; phối hợp với các cơ quan ban ngành khác của huyện tổ chức 759 buổi tuyên truyền qua loa truyền thanh ở cấp huyện và cấp xã. Hội nông dân huyện đã tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về luật, các văn bản, chỉ thị của Trung ương, tỉnh, ngành chỉ đạo và các văn bản pháp luật mới, sửa đổi như: Luật đất đai năm 2003, Luật khiếu nại tố cáo, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma túy, Pháp luật Dân chủ ở xã, phường, thị trấn… trong giai đoạn 2015 - 2018.
- Các cấp Hội đã tích cực, chủ động ký phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng Chương trình, Kế hoạch từng giai đoạn, từng năm, từng quý sát thực, phù hợp với từng địa phương để