Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hội nông dân trong phát triển
4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và nhà nước đối với vai trò
NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG
4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và nhà nước đối với vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Chủ trương, chính sách cũng là một trong những nhân tố tác động lớn việc phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội đến các phong trào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, trong đó có Hội nông dân. Nếu các chủ trương và chính sách ưu tiên sự tham gia và đóng góp của các tổ chức đoàn thể thì các tổ chức đoàn thể sẽ có cơ hội phát huy được vai trò của mình hơn.
Bảng 4.24. Số lượng các văn bản chính sách có liên quan nâng cao vai trò của Hội nông dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Diễn giải SL Nội dung liên quan
1. Nghị quyết
cấp tỉnh 2
Nâng cao vai trò của Hội nông dân đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh trật tự, quốc phòng an ninh 2. Quyết định
cấp tỉnh 05
Khuyến khích sự tham gia của Hội nông dân vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, các dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
3. Cấp huyện 11
Tổ chức các hoạt động, phối hợp với các cơ quan ban ngành của huyện để tham gia vào các hoạt động hỗ trợ nông dân trong việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, nâng cao nhận thức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội ở địa phương và nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với người dân trên địa bàn huyện
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) Trong những năm qua chính quyền cả nước và địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách để nâng cao vai trò của hội nông dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước như Hội nông dân phải phát huy được vai trò trung tâm, nòng cốt của phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, có những bước tiến trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Các phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được phát động phù hợp với lợi ích, nhu cầu của các tầng lớp nông dân, được hội viên, nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Trong đó, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” được triển khai đồng bộ, tạo cho nông dân tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh. Hội đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương tích cực tuyên truyền, động viên hội viên áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân về giống cây, con, tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân... được tổ chức rộng khắp. Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả tích cực. Hội đã chủ động trong việc phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân đóng góp công sức và tiền của xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, các công trình phúc lợi xã hội. Đẩy mạnh phong trào nông dân tham gia giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được các cấp hội đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Trong thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo Hội nông dân huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện theo các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước như triển khai có hiệu quả Chỉ thị 05 - CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong nhiệm kỳ qua. Các cấp Hội Nông dân phải tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt, phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt cho các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, hội viên và nông dân; xây dựng Hội Nông dân là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nông dân. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đẩy mạnh các phong trào thi đua của Hội, trong đó trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xây dựng Quỹ hội, Quỹ hỗ trợ nông dân và thực hiện tốt các dịch vụ hỗ trợ nông dân về giống, vốn, vật tư phân bón, khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, xây dựng cánh đồng mẫu lớn có hiệu quả kinh tế cao. Quan tâm thường xuyên tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ hội có đủ năng lực, trình độ về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên và nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.