Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội của huyện Cẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 64)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Cẩm Giàng

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội của huyện Cẩm

Chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển khá, tổng đàn trâu, bò, lợn hiện có 31.243 con, tăng 526 con so với cùng kỳ năm 2017; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 5.784 tấn, tăng 386 tấn so với cùng kỳ năm 2017; tổng đàn gia cầm hiện có 910.600 con, tăng 4.400 con so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng gia cầm xuất chuồng ước đạt 3.500 tấn, tăng 212 tấn so với cùng kỳ năm 2017. Công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng được tập trung chỉ đạo, đến nay trên địa bàn không xuất hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi (UBND huyện Cẩm Giàng, 2018).

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cẩm Giàng Cẩm Giàng

a. Thuận lợi

Cẩm Giàng là một huyện nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi về giao thông, kinh tế, xã hội để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, đặc biệt là các hộ nông dân.

Cẩm Giàng có nền kinh tế nông nghiệp khá phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân phát triển về mọi mặt.

Cơ sở hạ tầng nông thôn huyện phát triển, tạo điều kiện cho hội nông dân có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình vận động, tuyên truyền các hội viên tham gia các phong trào của tổ chứ hội.

triển kinh tế, xã hội ở địa phương được các cấp chính quyền ở địa phương quan tâm và chỉ đạo thường xuyên liên tục.

b. Khó khăn

- Trên địa bàn huyện có nhiều khu công nghiệp nên nhiều hội viên nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp, hoặc bỏ sản xuất nông nghiệp để vào làm việc ở trong các nhà máy, xí nghiệp làm cho hoạt động của Hội nông dân với nhóm hội viên này không được hiệu quả.

- Do hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, giao thông phát triển nên các hộ nông dân dễ dàng tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin khác nhau nên vai trò của hội nông dân trong việc tuyên truyền, vận động người dân chưa hiệu quả như mong đợi.

- Sản xuất nông nghiệp không phải là hoạt động trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nên vai trò của người nông dân bị giảm sút làm cho vai trò của hội nông dân cũng bị giảm sút theo.

- Do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên người nông dân cũng bận rộn hơn với các hoạt động phát triển kinh tế, mà ít quan tâm đến các hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể nên nhiều chương trình, hoạt động của hội nông dân chưa thu hút được các hội viên tham gia.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những tài liệu, số liệu có sẵn đã được công bố có liên quan và phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm củng cố cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như giúp làm rõ cho quá trình nghiên cứu, đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu thứ cấp, nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo, từ Internet, từ các luận văn, luận án để có các thông tin về vai trò của hội nông dân đến phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, kinh nghiệm về nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở một số địa phương trong nước và những tư liệu có liên quan đến đề tài.

qua các năm liên quan đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn qua đó nhằm phân tích thực trạng vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.

Thu thập từ những cơ quan Nhà nước qua các báo cáo hoạt động có liên quan đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, các công trình nghiên cứu, tham khảo văn bản pháp quy, chính sách được thu thập ở các Sở, ban ngành, phòng có liên quan.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các thông tin sơ cấp chúng tôi thu thập chủ yếu về các hoạt động của hội nông dân hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho các hội viên, và cộng đồng nông thôn nói riêng, những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của hội nông dân trên địa bàn huyện. Chúng tôi sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn sâu để tiến hành thu thâp thông tin. Các đối tượng chúng tôi tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin bao gồm.

- Lãnh đạo HĐND, UBND huyện chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và bảng hỏi chuẩn bị để thu thập các thông tin. Các thông tin được thu thập bao gồm các văn bản chính sách trong việc nâng cao vai trò của hội nông dân huyện trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện; những tồn tại, bất cập, khó khăn, hạn chế trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của hội nông dân huyện; định hướng nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện. Cùng với đó là các thông tin liên quan đến việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện với hội nông dân để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Cùng với đó chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ cấp xã, thị trấn, cán bộ và lãnh đạo Hội nông dân huyện, và các xã thị trấn trên địa bàn huyện. Các đối tượng phỏng vấn bao gồm: Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội nông dân huyện (2 người); cán bộ chuyên môn Hội nông dân huyện (2 người); Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội nông dân các xã thị trấn trên địa bàn huyện (19 người); Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện (19 người). Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 42 người. Phương pháp thu thập được sử dụng là phỏng vấn bán cấu trúc với bộ câu hỏi chuẩn bị trước, kết hợp với phỏng vấn sâu để thu thập các thông tin liên quan đến vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, những tồn tại, khó khăn, bất cập,...

trong việc nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội nông dân huyện trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bảng 3.4. Số lượng mẫu khảo sát

Đối tượng Số lượng Cách thu thập

1. Lãnh đạo UBND huyện 2

Phỏng vấn sâu và bảng hỏi 2. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội nông dân huyện 2

3. Cán bộ Hội nông dân huyện 2

4. Lãnh đạo UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện 19 5. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hội nông dân các xã, trị trấn 19

6. Hội viên Hội nông dân 112

Phỏng vấn bằng bảng hỏi

- Hội viên Hội nông dân xã Cao An 37

- Hội viên Hội nông dân xã Cẩm Sơn 38

- Hội viên Hội nông dân xã Ngọc Liên 37

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) - Các hội viên của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng. Phương pháp được sử dụng để thu thập là phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng câu hỏi chuẩn bị trước. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các nội dung đánh giá những kết quả hoạt động của Hội nông dân, bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho hội viên phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Những đề xuất, kiến nghị đối với hội nông dân để hỗ trợ hội viên tốt hơn nữa trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên và phát triển kinh tế - xã hội nói chung tại địa phương. Các hội viên được lựa chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên ở 3 xã đại diện cho huyện Cẩm Giàng. Các xã được chọn là các địa phương có đặc thù về vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội. Xã Cao An được chọn vì đây là xã mà vai trò của Hội nông dân thể hiện rõ nét trong việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế xã hội và là xã có Hội nông dân hoạt động hiệu quả. Xã cũng được chọn làm điểm để làm đại hội Hội nông dân nhiệm kỳ 2018 - 2023 trong huyện.

quả trong việc hỗ trợ các hội viên phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Xã Ngọc Liên được chọn vì đây là xã mà qua khảo sát và đánh giá của chủ tịch hội nông dân huyện thì hội nông dân của xã hoạt động kém hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng hội viên được chọn để phỏng vấn được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiễn dựa trên danh sách hội viên mà hội nông dân xã cung cấp. Do nguồn lực có hạn và đảm bảo nguyên tắc số lớn trong chọn mẫu thống kê nên tác giả dự định lựa chọn phỏng vấn mỗi xã từ 35 hội viên để đảm bảo đủ dung lượng mẫu số lớn được chọn theo quy định của thống kê, nhưng trong quá trình thực tế khảo sát thì số lượng hội viên chọn khảo sát ở xã Cao An là 37 hội viên; xã Cẩm Sơn là 38 hội viên; và xã Ngọc Liên là 37 hội viên. Tổng số hội viên khảo sát là 112 hội viên.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Công cụ tổng hợp và xử lý tài liệu là phần mềm Excel.

- Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để xử lý số liệu: Phương pháp này được sử dụng để chia đối tượng nghiên cứu thành các nhóm khác nhau theo các tiêu thức nhất định. Các tiêu thức phân tổ như là đối tượng khác nhau (cán bộ quản lý, cán bộ của hội nông dân, và các hội viên hội nông dân; hoặc phân tổ theo các địa bàn khác nhau, nhóm hộ nông dân có thu nhập, trình độ sản xuất kinh doanh,… khác nhau.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa vào các số liệu thu thập được về thực trạng vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, các hoạt động hỗ trợ cho hội viên của Hội nông dân, các khó khăn, bất cập trong các hoạt động của hội,.... Từ đó đánh giá được thực trạng vai trò của Hội nông dân huyện trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội nông dân.

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... phân tích mức độ và xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng. Đối với luận văn sử dụng phương pháp này để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đó là phản ánh được vai trò của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,… từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hội nông dân huyện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong đề tài để nhằm thấy rõ được sự thay đổi của hội nông dân qua các năm. So sánh vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế -xã hội nông thôn qua các năm, hoặc ở địa phương khác nhau.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Nghiên cứu có sự tham khảo, tham vấn ý kiến đóng góp của cán bộ khoa học, cán bộ huyện Cẩm Giàng qua đó đánh giá vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở địa bàn nghiên cứu.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm các chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động tuyên truyền

- Số buổi tuyên truyền do Hội Nông dân các cấp tổ chức;

- Số lượt người tham gia trong các lớp tuyên truyền do Hội tổ chức; - Số lượng tài liệu Hội cấp phát trong các lớp tuyên truyền;

- Số lượng các Hội thi do Hội tổ chức qua các năm

b. Nhóm các chỉ tiêu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

- Số lượng các mô hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh; - Số lượng hội viên nông dân tham gia trong các mô hình.

- Số lượng và tỷ lệ hội viên nông dân đăng ký và đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

c. Nhóm các chỉ tiêu trong phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới

- Số lượng các lớp và số lượng hội viên tham gia trong các hoạt động chuyến giao kỹ thuật;

- Số lượng hội viên nhận được sự hỗ trợ từ các dự án; - Số lượng hội viên và số vốn được vay;

- Số lượng và tỷ lệ gia đình hội viên nông dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa; - Số lượng hội viên tham gia trong các câu lạc bộ của Hội;

- Kết quả đóng góp của Hội trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới: số km đường được duy tu bảo dưỡng…

d. Nhóm các chỉ tiêu trong phong trào nông dân tham gia đảm bảo Quốc phòng - An ninh

- Số lớp và số lượng hội viên nông dân tham gia trong các buổi tập huấn về Quốc phòng - An ninh

e. Nhóm các chỉ tiêu trong hoạt động dịch vụ, dạy nghề và tư vấn hỗ trợ nông dân

- Số lượng hội viên và số vốn được vay từ các ngân hàng;

- Số lượng hội viên và số vốn được vay từ Quỹ Hội và Quỹ hỗ trợ nông dân; - Số lớp và số lượng hội viên tham gia trong các lớp dạy nghề;

- Số lượng hội viên nông dân tham gia trong các tổ chức kinh tế hợp tác.

f. Nhóm các chỉ tiêu trong việc tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn

- Số lượng hội viên tham gia trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;

- Số vốn hội viên được hỗ trợ từ dự án; - Tỷ lệ vốn hỗ trợ/hội viên.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG 4.1.1. Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân, sau khi nhận được Chỉ thị và Kế hoạch hướng dẫn của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo và triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Hiện nay Hội nông dân huyện Cẩm Giàng đã thực hiện tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về các chủ trương chính sách này đến với các hội viên. Các hoạt động tuyên truyền của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng là:

- Tổ chức 19 Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị số 32 CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, các cấp Hội còn tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh để tuyên truyền cho hội viên ở tất cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)