Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh
4.3.1. Hoàn thiện các chủ trương, chính sách, quy định đối với vai trò của hộ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG
4.3.1. Hoàn thiện các chủ trương, chính sách, quy định đối với vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vai trò của tổ chức đoàn thể nói chung và Hội nông dân ở địa phương nói riêng; xây dựng quy chế và cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân và các ban ngành như:
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của huyện với Hội nông dân để thực hiện tốt các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tập huấn, nâng cao trình độ sản xuất,… cho hộ nông dân để thấy được vai trò quan trọng của Hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; quy chế phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các hội viên, thực hiện tốt chính sách cung ứng giống, vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên; xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể với nhau trong quá trình hoạt động để tránh chồng chéo nội dung hoạt động giữa các tổ chức đoàn thể trên địa bàn. Việc xây dựng quy chế hoạt động này sẽ giúp phân rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và phạm vi hoạt động của từng cơ quan đoàn thể trên địa bàn huyện. Từ đó sẽ giúp nâng cao được vai trò của Hội nông dân trong các hoạt động có liên quan đến hội viên của mình.
- Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đối với các tổ chức đoàn thể. Các chủ trương, chính sách cần rõ ràng, cụ thể, để việc thực hiện chính
sách, chế độ hưởng đối với các hội viên được dễ dàng hơn, thúc đẩy nhanh quá trình triển khai tới cơ sở. UBND huyện và UBND xã phải có chính sách cụ thể để khuyến khích hay hỗ trợ phát triển trực tiếp tới hội nông dân.
- Các thể chế về Hội nông dân cần sát thực tế, và theo sự chỉ đạo của Hội nông dân Việt Nam, Hội nông dân tỉnh Hải Dương cũng như các quy định về tài chính, kiểm tra thuế, về vốn, đất đai,… quy chế hoạt động của hội sao cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách đã ban hành; bổ sung để hoàn thiện cơ chế chính sách hoạt động của Hội nông dân và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tạo sự đột phá mạnh mẽ về cơ chế chính sách để Hội nông dân hoạt động tự chủ độc lập và thu hút các doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tham gia liên kết cùng với các hội viên nông dân, tổ chức hội viên sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tạo động lực mới để chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các hội nông dân trên địa bàn huyện; củng cố, duy trì, phát triển các mô hình sản xuất mới với các phương thức, quy mô hoạt động, mô hình tổ chức phù hợp gắn với trình độ phát triển của các trục ngành hàng lớn theo các cấp độ sản phẩm trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên các vùng, miền sinh thái của cả nước.