Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Cẩm Giàng
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào các số liệu thu thập được về thực trạng vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, các hoạt động hỗ trợ cho hội viên của Hội nông dân, các khó khăn, bất cập trong các hoạt động của hội,.... Từ đó đánh giá được thực trạng vai trò của Hội nông dân huyện trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội nông dân.
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... phân tích mức độ và xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng. Đối với luận văn sử dụng phương pháp này để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đó là phản ánh được vai trò của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,… từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hội nông dân huyện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong đề tài để nhằm thấy rõ được sự thay đổi của hội nông dân qua các năm. So sánh vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế -xã hội nông thôn qua các năm, hoặc ở địa phương khác nhau.
3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu có sự tham khảo, tham vấn ý kiến đóng góp của cán bộ khoa học, cán bộ huyện Cẩm Giàng qua đó đánh giá vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở địa bàn nghiên cứu.