Thực trạng vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế-xã hội nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 71)

KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM GIÀNG 4.1.1. Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân, sau khi nhận được Chỉ thị và Kế hoạch hướng dẫn của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo và triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Hiện nay Hội nông dân huyện Cẩm Giàng đã thực hiện tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về các chủ trương chính sách này đến với các hội viên. Các hoạt động tuyên truyền của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng là:

- Tổ chức 19 Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị số 32 CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, các cấp Hội còn tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh để tuyên truyền cho hội viên ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Bình quân mỗi xã, thị trấn tổ chức một cuộc hội nghị tuyên truyền.

- Trong giai đoạn 2015 - 2018, Hội nông dân huyện Cẩm Giàng đã phối hợp tổ chức 62 Hội nghị phổ biến, giới thiệu về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp tới các hội viên của hội theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Ban Bí thư trung ương Đảng về việc triển khai thi hành Hiến pháp; Nghị quyết 64/2013/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp; Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch tổ chức thi hành Hiến pháp và những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp. Biên soạn các tài liệu, tin, bài tuyên truyền Hiến pháp (sửa đổi) và pháp luật nói chung. Ngoài việc tổ chức các hội nghị truyên truyền cho hội viên thì công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Hiến pháp được các cấp Hội quan tâm chỉ

đạo, tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị quán triệt; sao gửi văn bản; thực hiện tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh; lồng ghép tổ chức sinh hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ Nông dân với pháp luật để trao đổi về nội dung Hiến pháp, tạo cách hiểu thống nhất về các quy định của Hiến pháp. Đồng thời, phát sách về pháp luật, cung cấp tài liệu cho các tủ sách pháp luật, câu lạc bộ Nông dân với pháp luật…; phát hành tờ gấp hoặc tài liệu hỏi đáp về Hiến pháp, pháp luật; phối hợp với đơn vị tư pháp cấp huyện tổ chức các các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng là cán bộ, tuyên truyền viên ở cơ sở… Số hội viên được phổ biến tuyên truyền qua các hội nghị là 4753 lượt người; phối hợp với các cơ quan ban ngành khác của huyện tổ chức 759 buổi tuyên truyền qua loa truyền thanh ở cấp huyện và cấp xã. Hội nông dân huyện đã tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về luật, các văn bản, chỉ thị của Trung ương, tỉnh, ngành chỉ đạo và các văn bản pháp luật mới, sửa đổi như: Luật đất đai năm 2003, Luật khiếu nại tố cáo, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma túy, Pháp luật Dân chủ ở xã, phường, thị trấn… trong giai đoạn 2015 - 2018.

- Các cấp Hội đã tích cực, chủ động ký phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng Chương trình, Kế hoạch từng giai đoạn, từng năm, từng quý sát thực, phù hợp với từng địa phương để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân như: Hội nông dân cấp tỉnh ký Chương trình phối hợp với Thanh tra Nhà nước tỉnh về phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; với Sở Tài Nguyên môi trường trong việc tuyên truyền Luật Đất đai; với Sở Tư pháp trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý lưu động; Hội nông dân cấp huyện ký Chương trình phối hợp với các phòng ban chuyên môn của UBND huyện... Hàng năm, Hội Nông dân huyện dưới sự chỉ đạo của Hội nông dân tỉnh Hải Dương phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở từ 2-4 lớp tập huấn cho từ 150 - 350 lượt cán bộ Hội cấp huyện và cấp xã về nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ khiếu nại, tố cáo và nghiệp vụ hòa giải cơ sở. Đến nay, 100% cán bộ Hội từ Ban chấp hành chi Hội đến Ban chấp hành và cán bộ chuyên trách huyện được tập huấn ít nhất 01 lần/năm. Ngoài ra, Hội nông dân huyện đã cử cán bộ đi tập huấn các lớp nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật do Hội nông dân tỉnh tổ chức.

huyện Cẩm Giàng đã tích cực đổi mới các hình thức tuyên truyền pháp luật như: Tuyên truyền, giáo dục qua tổ chức các Hội thi sân khấu hóa giáo dục pháp luật; các Câu lạc bộ nông dân; Các Hội thi được lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật tiêu biểu như: Hội thi Nhà nông đua tài (được tổ chức từ năm 2003, 2005, 2009, 2012, 2016, 2018); Liên hoan “Tiếng hát đồng quê” (được tổ chức vào các năm 2003, 2005, 2010, 2014, 2018).; Hội thi Thôn nữ giỏi giang duyên dáng; Hội thi Cán bộ chi Hội giỏi; Thi tìm hiểu “Hội NDVN 80 năm xây dựng và trưởng thành”; Hội thi “Nông dân với an toàn giao thông”; Hội thi Hòa giải viên lần thứ II năm 2004; Hội thi Cán bộ Chi Hội giỏi toàn tỉnh năm 2006; Hội thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường” năm 2018 và 2019; Hội thi “Nông dân tìm hiểu pháp luật” với trên 60 thí sinh tham gia và hàng ngàn cổ động viên đến từ các huyện, thành, phố; Hội thi “Tìm hiểu chính sách pháp luật” yêu cầu viết tay với trên 1200 bài dự thi.

Bảng 4.1. Kết quả hoạt động tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2015 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 TĐPTBQ

(%)

1. Hội nghị tuyên truyền

- Số buổi Buổi 13 25 21 22 119,17

- Số lượt người tham gia Người 732 1432 1331 1443 125,39 2. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, phổ biến chính sách, pháp luật

- Số buổi Buổi 236 285 332 336 112,50

- Số lượt người tham gia Người 873 1231 1321 1328 115,01 3. Phối hợp với Đài truyền thanh

huyện đưa tin Tin 134 194 217 214 116,89

4. Cấp phát tài liệu sinh hoạt Tài liệu 763 863 1103 1132 114,05 5. Tổ chức thực hiện các hội thi,

cuộc thi Cuộc 6 9 10 10 118,56

Nguồn: Hội Nông dân huyện Cẩm Giàng (2018) Hội Nông dân huyện đã thành lập và duy trì hoạt động 17 Câu lạc bộ nông dân với pháp luật cho trên 900 thành viên tham gia tại 17 xã, thị trấn của huyện; 01 mô hình điểm “Cơ sở Hội tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân” với trên 80 thành viên tham gia tại Hội nông dân huyện.

- Hội Nông dân huyện và 19 cơ sở hội ở 17 xã và 2 thị trấn của huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 81 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức tập huấn kỹ năng tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân; kỹ năng hòa giải cho các thành viên mô hình điểm, cán bộ Hội, mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên cơ sở. Trong các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân, có thể nói hình thức giáo dục thông qua hoạt động văn hóa văn nghệ, sân khấu hóa để chuyển tải nội dung tuyên truyền rất phù hợp với trình độ và tâm lý của nông dân. Việc triển khai và xây dựng nội dung, kế hoạch nhằm thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý của các cấp Hội Nông dân thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước nâng cao nhận thức và hành động trong việc chấp hành pháp luật của hội viên, nông dân, góp phần ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Nhiệm vụ chung của Hội Nông dân các cấp là tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn; tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, hòa giải, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ và các tệ nạn xã hội; vận động nông dân tích cực tham gia liên kết sản xuất, xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa; tham gia bảo vệ môi trường; phối hợp tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân; tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ; vận động nông dân liên kết hợp tác và cùng các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị. Hội Nông dân huyện còn phối hợp Hội nông dân tỉnh, Trung tâm tư vấn pháp luật nông dân Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng 01 mô hình điểm vận động nông dân chấp hành pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm; tổ chức 8 buổi sinh hoạt về vệ sinh, an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm cho thành viên mô hình.

Bên cạnh đó, hàng năm Hội Nông dân huyện chủ động phối hợp với chính quyền, công an, quân đội tích cực tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên nông dân nắm vững nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên bảo đảm số lượng, chất lượng; vận động con em nông dân thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, lên đường nhập ngũ đạt chỉ tiêu giao quân; vận động gia đình hội viên thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 1971- CTPH/HND-CA, ngày 19/9/2017 về việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm giai đoạn 2017 - 2021; Chỉ đạo thành lập và duy trì hoạt động 17 câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”; tham gia hòa giải, giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nông dân từ cơ sở, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

- Hội Nông dân trong huyện đã chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện giám sát thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, thị trấn; việc chi ngân sách cho Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện, cơ sở; giám sát xây dựng các công trình công cộng trong chương trình xây dựng nông thôn mới, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Hội nông dân cấp tỉnh tiếp tục thực hiện Chương trình phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tỉnh, giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020; Ban thường vụ Hội Nông dân huyện thực hiện theo kế hoạch và chỉ đạo của Hội nông dân huyện.

Kết quả, các cấp Hội đã tổ chức 3 cuộc giám sát điểm ở 13 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, lân đạm, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật tại cơ sở. Qua giám sát đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón; đồng thời nắm bắt được thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ vật tư nông nghiệp trên địa bàn để phản ánh với các cấp chính quyền có chính sách phù hợp với thực tế.

Hội Nông dân huyện đã tham mưu cho Ban Thường vụ huyện ủy kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động, kế

hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo; Các cấp Hội đã tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác Hội và phong trào nông dân, thông qua việc tiếp tục thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 05-CT/TW, Quyết định 217, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Tích cực đóng góp ý kiến tham gia vào các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, tiêu thụ nông sản cho nông dân, vệ sinh môi trường nông thôn.

Công tác tuyên truyền pháp luật nói chung của Hội nông dân huyện Cẩm Giàng được tăng cường và thường xuyên hơn. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đầy đủ, hợp hiến và hợp pháp được truyền tải kịp thời đến tổ chức Hội và cán bộ, hội viên nông dân. Cán bộ, hội viên nông dân đã chủ động hơn trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội và hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng đã làm cho đội ngũ cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức và chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của giai cấp Nông dân và Hội Nông dân Việt Nam; làm thay đổi cách nhìn, nếp nghĩ từ đó tự giác tham gia các phong trào thi đua do tổ chức hội phát động, làm tròn nghĩa vụ công dân, xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác tuyên truyền hiện nay ở các cấp Hội vẫn còn có những khó khăn, hạn chế nhất định: (i) Một bộ phận cán bộ Hội chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, nặng về biện pháp hành chính, thiếu phương pháp, kỹ năng vận động, thuyết phục. Nội dung, phương thức hoạt động chậm đổi mới nên chưa thu hút, tập hợp được hội viên nông dân tham gia sinh hoạt. Việc tuyên truyền chưa gắn với việc xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến và giải quyết những yêu cầu bức xúc, thiết thực của hội viên, nông dân; (ii) Đội ngũ báo cáo viên, tuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên địa bàn huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)