kinh tế - xã hội nông thôn ở một số địa phương
a. Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, nghị quyết đúng đắn để phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp là Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Để cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản thực hiện như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế tập thể... Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, đây là một trong những chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình, xu thế phát triển và hội nhập, hợp lòng dân nhằm sớm thay đổi bộ mặt nông thôn. Ngày 29/6/2018, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 975/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “chương trình mỗi xã một sản phẩm” của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.
Yên Thế là huyện miền núi, có khoảng 2/3 diện tích đất tự nhiên là đồi rừng, đây là một tiềm năng, lợi thế để Yên Thế phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và tạo nên một số sản phẩm thế mạnh đặc trưng của địa phương như: "Gà đồi Yên Thế", "Mật ong hoa rừng Yên Thế', "Chè xanh Bản ven", rượu Lộc Sơn, cam sành Bố Hạ, lợn rừng, dê, bưởi, vải , nhãn, các sản phẩm từ rừng và các sản phẩm được người dân địa phương chế biến theo tập quán phong tục của từng vùng như bánh khảo Phồn Xương, xôi trứng kiến Xuân Lương, bánh giò, chè lam, kẹo lạc Bố Hạ... Đây là những sản phẩm thế mạnh sẵn có, là lợi thế để phát
triển kinh tế thế mạnh và xây dựng chương trình "mỗi xã một sản phẩm" tại địa phương trong thời gian tới (Lục Lan, 2018).
Hội Nông dân Yên Thế hiện có gần 20 ngàn hội viên, chiếm trên 80% hộ gia đình nông dân của huyện, do vậy vận động hội viên nông dân tham gia là đóng góp rất lớn vào những thành quả về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và phát triển kinh tế -xã hội, gắn với xây dựng chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" tại địa phương. Trong những năm quan, công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới được quan tâm đổi mới, đa dạng về nội dung và hình thức. Công tác xây dựng tổ chức hội vững mạnh được tăng cường và đổi mới theo hướng chú trọng về chất lượng, nâng cao chất lượng hội viên và tăng trưởng quỹ Hội. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân được đẩy mạnh giúp nông dân tăng nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau phát triển sản xuất và giảm nghèo bền vững đã lan tỏa rộng khắp. Phối hợp tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với khoa học, giống vốn để phát triển sản xuất, nhiều mô hình kinh tế trang trại đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và có thu nhập cao. Từ phong trào đã xuất hiện hàng trăm hộ nông dân thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, nhiều hộ thu nhập gần 01 tỷ /năm; 02 sản phẩm thế mạnh của huyện là “Chè xanh bản Ven” và “Gà đồi Yên Thế” được tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và công nhận sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cấp tỉnh giai đoạn 2018-2020, đặc biệt sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” được chứng nhận "Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á"…; phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào rộng khắp, thể hiện rõ vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Những kết quả đạt được đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện (Lục Lan, 2018).
Để góp phần tích cực tham gia phát triển kinh tế và thực hiện có kết quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, các cấp hội trên địa bàn huyện cần thể hiện rõ vai trò của mình thông qua các nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản của Trung ương,
tỉnh huyện về các chủ trương, chương trình phát triển kinh tế; việc triển khái Đề án thực hiện Chương trình “Mỗi xã là một sản phẩm” để hội viển nông dân hiểu rõ và thực hiện tốt. Đồng thời cụ thể hóa và xây dựng chương trình hành động thực hiện “Mỗi xã một sản phẩm”, gắn với các phong trào thi “sản xuất kinh
doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; phong trào “Yên Thế chung tay xây dựng nông thôn mới”; phong trào nông dân tham gia bảo vệ quốc phòng-an ninh và các phong trào thi đua khác của Hội, của địa phương. (Lục Lan, 2018).
Thứ hai, thông qua các cuộc sinh hoạt của các câu lạc bộ; các chi, tổ hội
nghề nghiệp; các tổ hợp tác sẵn có của Hội Nông dân đã và đang hoạt động hiệu quả để tuyên truyền nhân rộng, phát triển lớn hơn, qui mô và bài bản hơn để dần phát triển các tổ hội phát triển thành tổ hợp tác và hợp tác xã. Nhằm tạo điều kiện cho hội viên nông dân có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường, giống, vốn và tạo mối liên kết bao tiêu sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương (Lục Lan, 2018).
Thứ ba, tiếp tục nhân rộng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, vận động hội viên nông dân tham gia tích cực hơn; tập trung sản xuất những sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của từng xã, từng vùng. Từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy chương trình “Mỗi xã một sản phẩm “ tại địa phương (Lục Lan, 2018).
Thứ tư, phối hợp với các ngân hàng thực hiện tốt chương trình hỗ trợ tín
chấp, vay vốn. Đồng thời phối hợp thực hiện tốt dịch vụ hỗ trợ và xây dựng phát triển quĩ hỗ trợ nông dân để hội viên nông dân có vốn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và hướng tới sản xuất những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, đảm bảo an toàn và có giá trị. Từ đó hình thành chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đặc trưng riêng của địa phương (Lục Lan, 2018).
Thứ năm, thực hiện lồng ghép các chương trình, hoạt động, theo nhiều hình thức sinh động, thiết thực để thu hút hội viên nông tham gia; ủng hộ, hỗ trợ và thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong đó có chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn mà Nghị quyết Trung ương 7 đã đề ra và nay là Chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm” đã được ban hành (Lục Lan, 2018).
Để hội nông dân các cấp nói chung, Hội Nông dân huyện nói riêng thể hiện rõ vai trò trên thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp các ngành, chính quyền; sự trách nhiệm, tận tình của cán bộ, hội viên
nông dân; sự đồng thuận và quyết tâm cao người dân trong toàn huyện thì Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” mới thực sự đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương Yên Thế ngày càng giàu đẹp và văn minh (Lục Lan, 2018).
b. Huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Phát huy vai trò là cầu nối, là nòng cốt trong việc giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống cho hội viên trên địa bàn huyện, Hội Nông dân huyện đã có nhiều đổi mới trong phương thức hoạt động, xây dựng kế hoạch và triển khai những việc làm cụ thể, thiết thực gắn đặc điểm tình hình với từng vùng, từng địa phương trên địa bàn huyện.
Trong thực hiện nhiệm vụ giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân huyện triển khai xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân cho hội viên vay để phát triển kinh tế trang trại, gia trại, trồng keo... Hỗ trợ nông dân vay vốn và dịch vụ cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp: vốn vay từ nguồn vốn quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương và của tỉnh với tổng số tiền là 1,1 tỷ đồng cho 31 hộ hội viên vay để thực hiện dự án chăn nuôi bò sinh sản tại các xã đã đem lại hiệu quả rõ rệt, đến nay đàn bò đã sinh sản được 89 con và đang phát triển tốt; quỹ hỗ trợ nông dân huyện 684,200 nghìn đồng cho 82 hội viên vay. Phối hợp tốt với hai ngân hàng cho hội viên vay vốn để phát triển kinh tế tổng dư- nợ đến nay 155,683 tỷ đồng/111 tổ vay, số tổ viên tham gia gửi tiệm kiệm là 4.248 thành viên vay (Lô Thị Diễn, 2019). Phối hợp, hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và thông tin, tiêu thụ nông sản: Phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường, Hội Làm vườn và trang trại huyện, Hội Khuyến học xã, thị trấn mở được 65 lớp tập huấn khoa học kỷ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và Bảo vệ môi trường, cho 3.125 lượt người tham gia; trong đó tuyên truyền trợ giúp pháp lý 35 lớp 1.609 hội viên (6 tháng đầu năm 2019) (Hội Nông dân huyện Như Xuân, 2019).
Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể: Ban Thường vụ Huyện hội đã chỉ đạo và tư vấn, hướng dẫn các cơ sở Hội thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác làm ăn có hiệu như: Hợp tác xã sản xuất rau sạch xã Yên Lễ, tổ hợp tác sản xuất rau sạch (măng tây) xã Hóa Quỳ, tổ hợp tác nuôi ong lấy mật Yên Lễ, tổ hợp tác dịch vụ Nông nghiệp xã Bình Lương, tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản xã Xuân Bình, Cát Tân và Thanh Sơn (Hội Nông dân huyện Như Xuân, 2019).
Bên cạnh giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đã tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới; vai trò chủ thể của nông dân, trách nhiệm của tổ chức Hội trong xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai dưới nhiều hình thức từ tuyên truyền miệng thông qua hội nghị, sinh hoạt chuyên đề…, trong đó, hội chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hóa, qua các hội thi “Tuyên truyền viên giỏi”,“Nhà nông đua tài”... đã thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia, qua đó, tạo sự đồng thuận của hội viên trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới các cấp Hội tích cực phối hợp với các cấp, các ngành vận động cán bộ hội viên tham gia làm được 9,1km đường giao thông. Làm đường điện chiếu sáng nông thôn: 15,7 km. Xây dựng, sửa chữa nhà văn hoá thôn 04 cái. Hội nông dân tham gia đóng góp 39 triệu đồng và 3.549 ngày công; tuyên truyền giúp đỡ được 79 hội hội viên thóat nghèo. Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU về vệ sinh môi trường, Ban Chấp hành Hội nông dân đã tuyên truyền vận động hội viên xây được 299 nhà tiêu hợp vệ sinh và 149 hố rác tại cánh đồng để thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (Hội Nông dân huyện Như Xuân, 2019).
Từ những kết quả đạt được đã ngày càng khẳng định và nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Hội Nông dân, xứng đáng là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Nghị quyết số 07, số 03 của Ban Thường vụ Huyện ủy và các chủ trương, chính sách kịp thời đến cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện đạt hiệu quả cao, như phát triển trang trại, gia trại, cây ăn quả... góp phần phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên nông dân trên địa bàn huyện (Lô Thị Diễn, 2019).
c. Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
Xác định vai trò là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua Hội Nông dân huyện Lâm Bình đã chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hội viên nông dân thực hiện những nội dung, việc làm cụ
thể, mang lại hiệu quả thiết thực. Từ đó, tạo động lực để nông dân trong huyện hăng hái tham gia lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc phòng tại địa phương (Hồ Nhân, 2019).
Hội Nông dân huyện Lâm Bình hiện có trên 6.000 hội viên, sinh hoạt ở 8 cơ sở Hội và 70 chi hội. Là thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban thường vụ Hội Nông dân huyện đã tập trung triển khai tới toàn thể cán bộ, hội viên nông dân trong huyện phong trào nông dân Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới; Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tích cực hưởng ứng. Kết quả trong giai đoạn từ năm 2010 - 2019, các cấp Hội đã chủ động, tích cực phối hợp tuyên truyền được trên 800 buổi với trên 17.000 lượt hội viên, nông dân tham dự về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính sách của các cấp ủy, chính quyền về xây dựng nông thôn mới (Hồ Nhân, 2019).
Xác định đường giao thông là khâu đột phá, Hội Nông dân huyện đã tập trung chỉ đạo tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò “chủ thể” và trách nhiệm, quyền lợi của mình góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong 9 năm cán bộ, hội viên nông dân huyện
đã đóng góp được 14.701 triệu đồng; hơn 12.000 ngày công, hiến 5.450 m2 đất;
kiên cố hóa 191,6 km đường giao thông nông thôn; xóa 898 nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; xây dựng được 44 nhà văn hóa thôn, bản qua đó giúp cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông của huyện từng bước hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa (Hồ Nhân, 2019).
Hội Nông dân huyện cũng đã tổ chức nhiều dịch vụ, hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân phát triển kinh tế. Hàng năm, các cấp Hội liên kết với các công ty phân bón cung ứng hàng trăm tấn phân bón trả chậm giúp nông dân sản xuất kịp thời vụ. Thực hiện ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp hội viên nông dân vay trên 100 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhiều hội viên nông dân sau khi được vay thêm nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao điển hình như hộ gia đình hội viên Nông Quang Tấn, Vũ Văn Đức, Lộc Thị Khê…; đầu tư phát triển các dịch
vụ du lịch cộng đồng (du lịch Homestay) khai thác tốt những tiềm năng, thế mạnh của địa phương mang đậm bản sắc riêng của các dân tộc thu hút hàng