Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế-xã
2.2.1. Các chính sách về nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh
nhiều vào sự hỗ trợ và phối hợp trong các hoạt động của các cấp chính quyền, các cấp ban ngành ở địa phương. Nếu Hội nông dân phát huy được vai trò là cầu nối, liên hệ tốt giữa các cơ quan, ban ngành ở địa phương sẽ nâng cao được vai trò của Hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN
2.2.1. Các chính sách về nâng cao vai trò của hội nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn kinh tế - xã hội nông thôn
Thực hiện chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2009, tại phiên họp ngày 13-11-2009, sau khi nghe Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam báo cáo Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011- 2020; Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/01/2009 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định 1045/QĐ- TTg, ngày 7/7/2010 về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010- 2015; Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 về việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân...
Những chủ trương, chính sách đó đã đi nhanh vào cuộc sống, động viên đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân quyết tâm thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, có được cơ chế, chính sách, nguồn lực, là công cụ, điều kiện để các cấp Hội trực tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân, tạo nguồn lực giúp đỡ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, nông dân; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; lấy lợi ích thiết thân mà trước hết là lợi ích kinh tế để tập hợp nông dân vào tổ chức Hội; gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục, vận động, đoàn kết, tập hợp nông dân vào tổ chức Hội đi đôi với đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hội viên, nông dân giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Các cấp Hội đã tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân nêu cao trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; góp ý đối với cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tham gia góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở; kịp thời phản ánh với các cấp uỷ, chính quyền về những bức xúc và nguyện vọng của nông dân.
Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị- xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; các cấp Hội đã xây dựng kế hoạch triển khai, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia thực hiện. Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã ký kết Chương trình phối hợp về giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giai đoạn 2014-2020.
Thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm các cấp Hội đã tham gia phối hợp giải quyết trên 20 nghìn đơn, thư khiếu nại, tố cáo nội bộ nông dân; tham gia hòa giải hàng trăm ngàn vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân tại cơ sở, hạn chế khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Chính phủ ban hành cơ chế quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về việc Mặt trận