- Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
3.3.1 Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật Quảng cáo
Quảng cáo là một ngành dịch vụ mới xuất hiện ở Việt Nam mới phát triển ở nước ta trong thời gian gần lại đây tuy nhiên có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Nhiều công ty quảng cáo tham gia vào lĩnh vực này với nhiều hình thức khác nhau. Thị trường quảng cáo vốn là một thị trường hết sức sơi động địi hỏi sự quản lý hết sức chặt chẽ của nhà nước. Việt Nam là một nước mới mở cửa nhội nhập kinh tế với thế giới. Kinh tế thị trường tại đây được hơn ba thập kỷ. Cùng một lúc nhiều thành phần kinh tế bung ra theo dòng chảy của thị trường. Ngành nào nghề nào cũng cần được chỉ đạo bởi các bộ luật chặt chẽ nhưng linh hoạt và mềm dẻo. Điều này vơ hình chung tạo ra áp lực rất lớn cho các cơ quan lập pháp bởi bản thân các cơ quan này cũng chưa thể nắm bắt hết được tất cả mọi sơ hở của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế để đưa ra bộ luật hợp lý. Khó khăn này tạo ra hậu quả là nhiều ngành và lĩnh vực hiện vẫn chưa có văn bản pháp luật quy định hướng dẫn hoàn chỉnh, nhiều chỗ khắt khe quá, nhiều chỗ lại sơ hở quá. Giữa những văn bản luật đơi khi có sự chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Khung pháp lý chưa theo sát hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Quảng cáo là một ngành đã được quy định trong hiến pháp và có một số văn bản luật hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động quảng cáo tại nước ta. Tuy nhiên, luật về quảng cáo cũng nằm trong những vấn đề chung mà nhiều ngành dịch vụ đang gặp phải, đó là sự khơng tập trung trong việc phát hành luật. Mỗi bộ ngành lại có những điều khoản quy định khác nhau về một vấn đề nào đó liên quan tới quảng cáo. Việc tập hợp được tất cả những điều luật đó lại thành một bản thống nhất là việc cũng khơng dễ dàng gì. Thế nên xảy ra nhiều trường hợp, doanh nghiệp không biết luật nên đã vi phạm luật, đó là hậu quả khơng đáng có. Điều này sẽ khơng xảy ra nếu như việc ban hành hay chính sách về một ngành nghề (ví dụ như quảng cáo) được chỉ định cho một số cơ quan chức năng. Cơ quan này sẽ xem xét ra các điều luật liên quan tới lĩnh vực đó sao cho được các bộ ngành liên quan chấp nhận. Như vậy các doanh nghiệp sẽ biết tìm tới đâu để nhờ tư vấn khi cần tìm hiều về luật.
Các luật về quảng cáo phải có sự linh hoạt mềm dẻo, phù hợp với tình hình của mỗi một doanh nghiệp. Luật ấy phải tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển chứ không phải hạn chế sự phát triển ấy. Hoạt động của Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa, chủ động tiếp cận các doanh nghiệp quảng cáo trong nước và tư vấn giúp đỡ những doanh nghiệp trong các vấn đề gặp phải. Điều quan trọng là phải làm rõ được lợi ích khi các doanh nghiệp quảng cáo tham gia vào hiệp hội.
Pháp luật về quảng cáo là cơ sở bảo đảm cho hoạt động quảng cáo được tiến hành hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, pháp luật về quảng cáo hiện hành cịn khơng ít bất cập, gây khó khăn cho việc thực hiện, như tại các quy định về: quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, các loại hàng hóa đặc biệt bị cấm quảng cáo, cơng trình quảng cáo ngoài trời, thủ tục cấp phép xây dựng cơng trình quảng cáo, khoảng trống pháp luật về đại diện thương hiệu, xác nhận nội dung quảng cáo... Tiếp tục hoàn thiện pháp luật quảng cáo là một yêu cầu cấp bách, vì đó khơng chỉ là sự thích ứng cần có của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà còn là cách tăng cường sự biểu đạt các giá trị thẩm mỹ, văn hóa xã hội ở lĩnh vực kinh tế này.