Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Quảng cáo Thanh Niên (Trang 36 - 40)

- Tỷ suất sinh lời của TSCĐ

1.5.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Các nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư, hơn nữa chỉ tiêu này cũng giúp các nhà quản trị tăng cường kiểm sốt và bảo tồn vốn góp cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu các nhà phân tích thường sử dụng chỉ tiêu ROE, chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực vì sẽ giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tuy nhiên sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao khơng phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của địn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm và rủi ro cao, vì vậy khi phân tích phải tùy thuộc đặc điểm của ngành nghề kinh doanh.

Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, các nhà phân tích sử dụng mơ hình Dupont dưới đây

Vì vậy, mơ hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành: x x

Hay, ROE = ROS x HSSDTTS x (Tổng tài sản/Vốn CSH)

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:

- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thơng qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.

- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vịng quay của tài sản, thơng qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Như vậy qua khai triển chỉ tiêu ROE chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận rịng biên, vịng quay tài sản và địn bẩy tài chính có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng ROE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận rịng biên. Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vịng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Một ví dụ đơn giản và khá thú vị có thể minh chứng cho điều này là giả sử bạn có một doanh nghiệp mặt phố nhỏ ban sáng bán đồ ăn sáng, buổi trưa bạn bán cơm bình dân cho dân văn phịng và buổi tối bạn bán cà phê.

Như vậy với cùng một tài sản là doanh nghiệp bạn đã gia tăng được doanh thu nhờ biết bán những thứ cần thiết vào thời gian thích hợp. Thứ ba, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao địn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.

Khi áp dụng mơ hình Dupont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong ba nguyên nhân kể trên để từ đó đưa ra nhận định và dự đốn xu hướng của ROE trong các năm sau. Ví dụ khi nhận thấy chỉ tiêu ROE tăng vọt qua các năm xuất phát từ việc doanh nghiệp sử

Nợ

Vốn CSH

dụng địn bẩy tài chính ngày càng tăng thì ta cần tự hỏi xem liệu xu hướng này có tiếp tục được hay khơng? Lãi suất trong các năm tới có cho phép doanh nghiệp tiếp tục sử dụng chiến lược này khơng? Khả năng tài chính của doanh nghiệp có cịn đảm bảo an tồn khơng? Nếu sự gia tăng ROE đến từ việc gia tăng biên lợi nhuận hoặc vịng quay tổng tài sản thì đây là một dấu hiệu tích cực tuy nhiên cũng cần phải phân tích sâu hơn. Liệu sự tiết giảm chi phí của doanh nghiệp có thể tiếp tục diễn ra khơng và nó bắt nguồn từ đâu? Doanh thu có tiếp tục tăng khơng với cơ cấu sản phẩm của Công ty như hiện nay và sẽ tăng ở mức nào?...

Có thể nói, bên cạnh các hệ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời. Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng một cơng ty có thể sinh lời trong tương lai. Thơng thường, ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, có nghĩa là cơng ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong q trình huy động vốn, mở rộng quy mơ.

Trong cơng thức tính ROE, ta có thể thấy vốn CSH tùy thuộc vào sức sinh lời của tài sản và cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tức tùy thuộc vào việc sử dụng nợ như thế nào. Mục tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, đồng thời chủ đọng lựa chọn cơ cấu tài chính hợp lý sao cho vừa tối thiểu hóa chi phí sử vốn và các rủi ro về tài chính, vừa tối đa hóa lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Một trong những cơng cụ mà các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp thường sử dụng để đạt được mục đích trên là địn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Địn bẩy tài chính phản ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn được hình thành từ các khoản nợ. Do đó có thể cân nhắc, lựa chọn một cơ cấu tài trợ hợp lý nhằm tận dụng đực hiệu ứng địn bẩy tài chính, nâng cao khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu, cần xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh và địn bẩy tài chính thơng qua phương trình:

ROE = RE + RE – i x x (1-T)

= Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Tổng Tài sản

RE

T: Thuế suất thuế thu nhập RE: Tỷ suất sinh lời kinh tế Nợ/ Vốn CSH: Địn bẩy tài chính

Chỉ tiêu trên cho thấy, nếu hiệu quả kinh doanh RE cao sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính cao và ngược lại. Nhưng nếu một hiệu quả kinh doanh thì chưa đủ vì hiệu quả tài chính cịn chịu ảnh hưởng của cấu trúc vốn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn hay còn gọi là địn bẩy tài chính. Tác động của địn bẩy tài chính có hai mặt, trong điều kiện bình thường kinh doanh có hiệu quả, mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay đạt được của doanh nghiệp lớn hơn lãi vay phải trả thì việc tăng thêm hệ số nợ của doanh nghiệp là cần thiết và rất có lợi cho doanh nghiệp (đây là trường hợp RE>i). Vì sao vậy? Bởi vì doanh nghiệp chỉ phải trả ra một lượng vốn ít nhưng lại được một lượng tài sản lớn, hơn nữa, sau khi trả lãi ở mức cố định, lợi nhuận sau thuế và lãi vay để dành cho chủ sở hữu, vì vậy lợi ích của chủ sở hữu sẽ tăng lên đáng kể. Ngược lại, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả thì doanh lợi vốn CSH cũng bị sụt giảm nhanh chóng, lúc này doanh nghiệp không nên vay thêm (trường hợp RE< i). Vì việc vay thêm sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thấp hơn và lúc này doanh nghiệp đang gặp rủi ro trong kinh doanh do phải sử dụng một phần lợi nhuận làm ra để bù đắp lãi vay doanh nghiệp phải trả.

Vì lãi tiền vay chỉ phụ thuộc vào số tiền vay là lãi vay mà không phụ thuộc vào sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp, do đó trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao mức ảnh hưởng của địn bẩy tài chính sẽ rất lớn và ngược lại. Những doanh nghiệp khơng vay nợ thì khơng có địn bẩy tài chính. Nói một cách khác, một sự biến động nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn của lợi nhuận vốn CSH.

Còn trong trường hợp RE=i hoạt động kinh tế chỉ bù đắp được chi phí hoạt động tài chính. Khi đó ROE=RE*(1-T)

Như vậy cấu trúc tài chính (Nợ/ Vốn CSH) đóng vài trị là địn bẩy tài chính đối với khả năng sinh lời vốn CSH. Doanh nghiệp nào vận dụng hợp lý, linh hoạt sẽ phát huy được tác dụng của nó.

=

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Quảng cáo Thanh Niên (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w