8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đánh giá nợ công Việt Nam theo quy định về ngưỡng đảm bảo an toàn nợ
GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
2.3.1. Đánh giá nợ công Việt Nam theo quy định về ngưỡng đảm bảo an toàn nợcông công
Theo Quyết định số 958/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội quy định về các ngưỡng đảm bảo an toàn nợ công, tác giả tiến hành đánh giá các chỉ tiêu của nợ công Việt Nam so với các ngưỡng về quản lý nợ công theo quy định.
So sánh các chỉ tiêu nợ công với các ngưỡng bảo đảm theo quy định, các chỉ tiêu nợ công từ năm 2011 đến năm 2015 vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy vậy, chỉ tiêu nợ công so với GDP trong giai đoạn này dù vẫn nằm dưới ngưỡng quy định nhưng
có xu hướng tăng, đến năm 2015 ghi nhận là 61%. Cùng theo xu hướng đó, các chỉ tiêu khác cũng ghi nhận tăng dù vẫn nằm trong ngưỡng quy định (xem bảng 2.18).
Bảng 2.18. Các chỉ tiêu đánh giá nợ công Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Nợ công so với GDP 65 63,7 58,3 55
Nợ của Chính phủ so với GDP
54 52,7 51,7 49,9 48
Nợ nước ngoài của quốc gia
_________so với GDP_________ 50 44,8 49 46 47,1
Tổng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với
_________thu NSNN _________ 25 15,8 19,7 17,1 17,4
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ______ngạch xuất khẩu______
25 3,9 6,1 7 5,9
(Nguồn: Bộ Tài chính, Quyết định số 958/QĐ-TTg)
Đến năm 2016, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 5 năm 2016 - 2020 quy định lại các chỉ tiêu nợ công. Theo đó, chỉ tiêu Nợ Chính phủ so với GDP điều chỉnh giảm ngưỡng an toàn xuống 54% còn các chỉ tiêu khác không thay đổi. Tác giả tiến hành đánh giá các chỉ tiêu nợ công giai đoạn 2016 - 2019 theo quy định mới của Quốc hội.
Bảng 2.19 thể hiện các chỉ tiêu đánh giá nợ công giai đoạn 2016 - 2019. Nợ công Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn mà Quốc hội quy định. Các chỉ tiêu nợ công so với GDP, nợ của Chính phủ so với GDP ghi nhận cao trong các năm 2016, 2017 nhưng sau đó đã có xu hướng giảm xuống. Ngược lại, các chỉ tiêu nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia tuy đã giảm so với năm 2017 nhưng xét theo cả giai đoạn 2016 - 2019 vẫn có xu hướng tăng.
Bảng 2.19. Các chỉ tiêu đánh giá nợ công Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019
bình______
(Nguồn: Bộ Tài chính, Nghị quyết số 25/2016/QH14)
Nhìn chung, các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam theo các ngưỡng quy định vẫn thấp hơn. Trong cả giai đoạn có vài năm các chỉ tiêu ghi nhận khá cao, gần tiệm cận mức trần. Tuy sau đó đã có xu hướng giảm xuống đáng kể vào năm 2019 nhưng vẫn cần lưu ý để điều chỉnh.