8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU
2.2.2. GDP và tăngtrưởng GDP
Một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình hình nợ công của một quốc gia là tỷ lệ nợ công so với GDP. Qua đó, GDP là một vấn đề ảnh hưởng đến nợ công của Việt Nam.
Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019 tăng qua các năm. Theo đó, đến năm 2019 GDP của Việt Nam ghi nhận là 6.037.348 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 62,5 triệu đồng (xem bảng 2.12).
của quốc gia, sau đó là khu vực Công nghiệp và xây dựng - năm 2019 đóng góp 34,39% vào GDP, cuối cùng là khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản với 13,96% đóng góp vào GDP (xem hình 2.7). Có thể thấy, tỷ trọng đóng góp của khu vực Dịch vụ cũng như Công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng lên trong khi khu vục Nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm xuống. Điều này phần nào cho thấy kinh tế Việt Nam đang dần tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
■Nông, lâm nghiệp và thủy sản ■Công nghiệp và xây dựng ■Dịch vụ ■ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hình 2.7. Cơ cấu đóng góp vào GDP theo khu vực kinh tế
(Đơn vị: %)
Theo thống kê cơ cấu đóng góp vào GDP phân theo thành phần kinh tế, khu vực Kinh tế ngoài Nhà nước có đóng góp cao nhất vào GDP với tỷ lệ khoảng 42%-44% qua các năm. Tiếp đó khu vực Kinh tế Nhà nước có đóng góp cao thứ hai vào GDP với tỷ trọng đóng góp khoảng 27%-29%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp ít nhất với tỷ lệ khoảng 15%-20% vào GDP (xem hình 2.8).
Tuy nhiên, có thể thấy cơ cấu đóng góp đang có sự dịch chuyển. Tỷ trọng đóng góp từ khu vực Kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm, từ năm 2010 đến năm 2019 tỷ lệ giảm từ 29,34% xuống còn 27,06%. Khu vực Kinh tế ngoài Nhà nước duy trì tỷ lệ đóng góp nằm trong khoảng 43%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận xu hướng tăng, tỷ lệ đóng góp năm 2010 là 15,15% đến năm 2019 đã tăng lên đến 20,35% (xem hình 2.8).
■Kinh tế Nhà nước ■ Kinh tế ngoài Nhà nước
■Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ■ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hình 2.8. Cơ cấu đóng góp vào GDP theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: %)
Tuy khu vực Kinh tế ngoài Nhà nước là khu vực có tỷ trọng đóng góp cao nhất vào GDP nhưng tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của khu vực này lại không phải nhiều nhất trong giai đoạn 2010 - 2014. Bắt đầu từ năm 2015 tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực đã tăng lên, cho thấy sự phân bổ vốn hợp lý hơn với tỷ lệ đóng góp vào GDP. Tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực Kinh tế nhà nước có xu hướng giảm. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có sự bất cập khi tỷ lệ đóng góp tăng nhưng tỷ lệ vốn lại có xu hướng giảm xuống (xem hình 2.9).
100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0
■ Kinh tế Nhà nước BKinh tế ngoài Nhà nước BKhu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hình 2.9. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: %)
Tuy GDP hàng năm đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng GDP không đều nhau (xem hình 2.10). Tỷ lệ tăng GDP cao nhất vào năm 2018 với ghi nhận tăng 7,1% so với năm trước, thấp nhất vào năm 2012.
8.00 6.81 7.08 7.02 6.42 6.24 5.25 5.98 8 6.21 5.42 6.00 4.00 2.00 0.00 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 9Tốc độ tăng trưởng GDP 2017 2018 2019 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hình 2.10. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 TFP đóng góp vào tăng trưởng GDP 14 20,7 32,2 36,6 47,3 35,5 39,5 30,1 43,5 46,1 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ tăng năng suất lao động 3,59 3,49 3,06 3,84 4,91 6,49 5,29 6,02 5,93 6,2
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP cũng bị tác động do lạm phát. Năm 2011, tỷ lệ lạm phát cơ bản tăng phi mã lên 13,62% còn tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm xuống còn 6,2%. Đến năm 2012, tuy tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 8,19% nhưng tốc độ GDP vẫn giảm mạnh còn 5,3%. Sau đó, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm còn tăng trưởng GDP đã dần phục hồi. Năm 2019 tỷ lệ lạm phát tăng lên 2,01% trong khi tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm so với năm trước (xem hình 2.11).
16
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
> Lạm phát cơ bản
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hình 2.11. Tỷ lệ lạm phát cơ bản của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019
(Đơn vị: %)
Thông qua mô hình Solow, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP bao gồm vốn, lao động và sự phối hợp giữa vốn, lao động và công nghệ TFP (Total factor productivity). Trong đó, các yếu tố vốn và lao động được xem là các yếu tố tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng còn năng suất các yếu tố tổng hợp TFP là yếu tố tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Yếu tố TFP được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng GDP vì hai yếu tố vốn và con người là những yếu tố hữu hạn.
Qua bảng 2.13 có thể thấy mức độ đóng góp vào tăng trưởng GDP của yếu tố TFP chưa thật sự cao, nhưng đang có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy
GDP của Việt Nam đang tăng trưởng theo chiều sâu, sự phối hợp giữa vốn, lao động và công nghệ ngày càng đạt được hiệu quả giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam dần dần ít phụ thuộc vào các yếu tố sẵn có.
Bảng 2.13. Tỷ trọng đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng GDP
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Viện Năng suất Việt Nam, Tổng cục Thống kê)
Về các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng như lao động, năng suất lao động của Việt Nam ghi nhận xu hướng tăng qua các năm. Điều này cũng giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam có xu hướng tăng (xem bảng 2.14).
Bảng 2.14. Tỷ lệ tăng năng suất lao động của Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Năng suất lao động của Việt Nam ghi nhận xu hướng tăng qua các năm. Từ tỷ lệ 3,59% năm 2010 đến năm 2019 tỷ lệ này đạt 6,2%, cho thấy lao động của Việt Nam ngày càng chất lượng hơn.
Bên cạnh yếu tố lao động, vốn đầu tư cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam. Để xem xét về yếu tố vốn, hệ số ICOR - hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được xem là một chỉ tiêu để đánh giá (xem bảng 2.15).
2018 2019 Nhật Bản 318.478,09 335.977,30 Hàn Quốc 30.430,26 31.129,82 Pháp 28.382,09 29.989,78 Đức 11.415,10 11.851,28 ADB 186.594,61 192.089,82 WB 339.098,35 352.739,06 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhìn tổng quan, hệ số ICOR của Việt Nam năm 2019 đã giảm so với năm 2010. Điều này cho thấy hiệu quả vốn đầu tư đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, hệ số ICOR vẫn đang nằm ở mức khá cao, có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều.
GDP của Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm với sự đóng góp lớn đến từ các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ hay khu vực Kinh tế ngoài Nhà nước. Cơ cấu vốn đầu tư được phân bổ hợp lý. Về tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ổn định. Đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng đang có xu hướng tăng và năng suất lao động cũng ghi nhận xu hướng tăng. Hiệu quả đầu tư theo hệ số ICOR dần cải thiện nhưng vẫn cần tiếp tục nâng cao hiệu quả của vốn.