Nợ nước ngoài vàtỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 65 - 67)

8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU

2.2.3. Nợ nước ngoài vàtỷ giá hối đoái

Nợ nước ngoài luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nợ công của Việt Nam. Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam có xu hướng tăng, năm 2010 tỷ lệ nợ nước ngoài là 42,2%, đến năm 2019 ghi nhận là 47,1%. Trong đó, các khoản vay của Chính phủ có xu hướng giảm tỷ trọng vay nợ nước ngoài, tăng tỷ trọng vay trong nước còn các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh vẫn đang có tỷ trọng vay nước ngoài khá cao. Do đó, theo đánh giá chung của Bộ Tài chính nợ nước ngoài vẫn đang tiềm ẩn rủi ro đối với nợ công Việt Nam.

Bảng 2.16 thể hiện tình trạng nợ nước ngoài của Chính phủ theo một số chủ nợ. Theo đó, các chủ nợ chính của Việt Nam gồm các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc,... hay các tổ chức ADB, WB.

Bảng 2.16. Nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo chủ nợ

2011 77,91386 1.155,7222 0,75104 20.803 2012 82,3241 1.096,2110 0,76924 20.828 2013 102,52000 1.058,4000 0,73421 21.036 2014 118,03333 1.118,2105 0,80307 21.246 2015 122,97752 1.152,1052 0,94582 21.890 2016 112,07106 1.162,0000 0,93897 22.078 2017 112,25500 1.069,0952 0,84345 22.451 2018 113,65000 1.136,5000 0,87998 22.730 2019 109,68246 1.157,1500 0,91000 23.143 (Nguồn: Bộ Tài chính)

Một trong những rủi ro của nợ nước ngoài là lãi suất vay nợ. Tỷ trọng vay ODA, vay ưu đãi vẫn đang khá cao trong danh mục nợ nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên, với việc Ngân hàng thế giới đã xếp hạng Việt Nam vào các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, có khả năng tiếp cận vay nước ngoài theo điều kiện thị trường. Bối cảnh này đặt ra cho các cơ quan quản lý vấn đề về việc cần xây dựng chính sách, công cụ quản lý nợ nước ngoài, danh mục vay để phù hợp với tình hình khi Việt Nam bị hạn chế tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi.

Bên cạnh lãi suất, yếu tố ảnh hưởng đến nợ nước ngoài của Việt Nam là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay cũng như nghĩa vụ trả nợ của quốc gia. Khi tỷ giá biến đổi sẽ ảnh hưởng đến gánh nặng trả nợ nước ngoài.

Bảng 2.17 thể hiện tỷ giá áp dụng cho các khoản vay nợ nước ngoài của quốc gia. Có thể thấy tỷ giá của một số đồng tiền như JPY, KRW, EUR và VND so với USD đều tăng từ năm 2010 đến năm 2019. Tỷ giá tăng sẽ làm nghĩa vụ trả nợ tính theo nội tệ của quốc gia tăng thêm, nhất là đối với các khoản nợ có kỳ hạn vay dài. Từ đó, có thể thấy tỷ giá tăng trong nhiều năm sẽ làm tăng rủi ro với nợ nước ngoài và nợ công Việt Nam.

Nợ của Chính phủ so với

GDP _________‘ 55 43,2 39,4 42,6 46,4 49,2

Nợ nước ngoài của quốc

gia so với GDP__________ 50 41,5 37,4 37,3 38,3 42 Tổng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN________ 25 15,6 14,6 12,6 13,8 16,7 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so

với kim ngạch xuất khẩu 25 3,5 3,5 4,3 4,1

4

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w