Tính thanh khoản của nợ công

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 29 - 30)

8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU

1.3.3. Tính thanh khoản của nợ công

Ngoài rủi ro thanh toán, nợ công của một quốc gia còn phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản thường được định nghĩa là khả năng trả nợ của một quốc gia dựa trên khả năng thanh toán các khoản nợ ở một thời điểm. Một quốc gia có thể có khả năng thanh toán rất tốt, tuy nhiên đó là xem xét trong một khoảng thời gian dài, trong một thời điểm nào đó, quốc gia hoàn toàn có thể xảy ra rủi ro thanh khoản và khi đó làm mất khả năng thanh toán của quốc gia. Khi rủi ro thanh khoản xuất hiện có thể làm cho thị trường tài chính mất niềm tin vào khả năng trả nợ của quốc gia, do đó, quốc gia này sẽ khó có thể tiếp cận các nguồn tài chính trong ngắn hạn để trả nợ hoặc có thể sẽ phải chấp nhận lãi suất rất cao. Vì vậy, rủi ro thanh khoản có thể sẽ dẫn đến rủi ro thanh toán đối với bất kỳ quốc gia nào.

Để đo lường tính thanh khoản, thường sử dụng tỉ lệ nợ ngắn hạn so với dự trữ tiển mặt của chính phủ. Theo Manasse và Roubini (2005), khi tỉ lệ nợ ngắn hạn vượt quá 130% so với dự trữ của chính phủ, quốc gia có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản. Nợ công bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài Trong đó, để thanh toán nợ trong nước trong ngắn hạn, chính phủ có thể tăng cung tiền và chấp nhận lạm phát. Tuy nhiên, đối với nợ nước ngoài, do không chủ động được về nguồn ngoại tệ nên rủi ro thanh khoản chủ yếu là do nợ nước ngoài. Ngoài ra, nếu cơ cấu nợ ngắn hạn trong tổng nợ công cao cũng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Như vậy, để hạn chế rủi ro thanh khoản, chính phủ phải có uy tín vay nợ tốt và nguồn dự trữ ngoại hối lớn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w