PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 83 - 92)

8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU

3.6. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TRONG NƯỚC

Phát triển thị trường trái phiếu sơ cấp và thứ cấp đặc biệt quan trọng trong công tác cơ cấu lại nợ nhằm tăng tỷ trọng vay nợ trong nước.

Đối với thị trường sơ cấp, cần xây dựng kế hoạch và lịch phát hành theo kế hoạch và nhu cầu bù đắp bội chi NSNN. Công khai kế hoạch phát hành trái phiếu; phát hành trái phiếu Chính phủ theo hình thức đấu thầu, bảo lãnh chủ yếu cho các nhà đầu tư tổ chức; nghiên cứu xây dựng lãi suất phù hợp; tổng hợp thông tin đấu thầu tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhằm tăng khả năng cạnh tranh của thị trường; giao dịch trái phiếu kho bạc thường xuyên trên thị trường thứ cấp thông qua các nhà tạo lập thị trường để hình thành giá trên thị trường và đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư; đa dạng hóa trái phiếu về cả kỳ hạn cũng như phương thức thanh toán là một số khuyến nghị cụ thể để phát triển thị trường sơ cấp.

Đối với thị trường thứ cấp, tổ chức giao dịch song song trên thị trường tập trung tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc trên các thị trường khác; phát triển các hình thức giao dịch trái phiếu đa cấp, bao gồm giao dịch giữa các nhà đầu tư với các tổ chức và cá nhân; thông qua các tổ chức để thu hút vốn nhàn rỗi trong thị trường.

Phát triển các định chế trung gian trên thị trường: phát triển hệ thống các công ty chứng khoán có tiềm lực, khuyến khích thành lập mới và cổ phần hóa các công ty chứng khoán để thu hút thêm vốn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đưa ra một số khuyến nghị của tác giả để đảm bảo tính bền vững của nợ công Việt Nam.

Một số khuyến nghị có thể cân nhắc bao gồm: tiếp tục hoàn thiện pháp lý về nợ công cũng như là quản lý nợ công. Trong đó, việc đánh giá và quản lý rủi ro về nợ công cần được xem xét. Bên cạnh đó, cân đối ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả về nợ cũng là các khuyến nghị có thể cân nhắc. Trong xu hướng chuyển dần nợ công Việt Nam qua nợ trong nước, việc phát triển thị trường trái phiếu trong nước nên cần được chú trọng.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019” đã làm rõ được các mục tiêu nghiên cứu cũng như trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu tác giả đã đặt ra ở phần Tổng quan nghiên cứu.

Qua đó, có thể thấy rằng các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam vẫn đang ở mức khá cao. Tuy rằng chưa vượt ngưỡng cảnh báo nhưng cũng cần được xem xét lại để đảm bảo tính bền vững của nợ công. Các nguyên nhân liên quan đến rủi ro nợ công của Việt Nam có thể nói đến là thâm hụt ngân sách trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng GDP chưa thật sự ổn định, tỷ lệ nợ nước ngoài cao và rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái.

Nợ công Việt Nam theo đánh giá qua các tiêu chí và mô hình đều cho thấy nợ công vẫn đang nằm trong ngưỡng đảm bảo, rủi ro về nợ công của quốc gia là rủi ro thấp đến trung bình và có một số chỉ tiêu cần lưu ý.

Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu vẫn còn tồn tại hạn chế về số liệu. Các số liệu về nợ công của Việt Nam do các cơ quan tổng hợp đến năm 2019. Do đó, bài nghiên cứu bị hạn chế vì năm 2020 chưa có số liệu cụ thể. Năm 2020 là một năm có nhiều biến động kinh tế xảy ra do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, buộc Chính phủ cần đề ra nhiều chính sách để vừa đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội vừa chống dịch hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo trong nước

1. Bộ Tài chính 2016,Bản tin Nợ công số 4.

2. Bộ Tài chính 2017,Bản tin Nợ công số 5.

3. Bộ Tài chính 2020,Bản tin Nợ công số 10.

4. BộTài chính 2020, Cổng công khai Ngân sách Nhà nước. Truy cập tại <

https://ckns.mof.gov.vn/SitePages/home.aspx#ListReport>, [ngày truy cập 10/5/2021].

5. Đỗ Thiên Anh Tuấn 2012, Tương lai nợ công của Việt Nam: Xu hướng và thử thách.

6. Đỗ Thiên Anh Tuấn 2014, Các mô thức quản lý nợ công và vấn đề của Việt Nam.

7. Đỗ Văn Đức 2016, Xác định nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu.

Truy cập tại

<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh chitiet?ce nterWidth=80%25&dDocName=SBV245044&leftWidth=20%25&rightWidth=0

%25&showFooter=false&showHeader=false&adf.ctrl-

state=1kq0sloct 4&afrLoop=106217526630506#%40%3F afrLoop%3D106217 526630506%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV245044%26l eftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%2 6showHeader%3Dfalse%26 adf.ctrl-state%3D 11kys5nnza 4>, [ngày truy cập 15/4/2021].

8. Hoàng Ngọc Âu 2018, Quản lý nợ công ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

9. Long Vân 2020, Quản lý nợ công giai đoạn 2020 - 2022 và kế hoạch vay, trả nợ công năm 2020. Truy cập tại < https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/quan-ly-

no-cong-giai-doan-20202022-va-ke-hoach-vay-tra-no-cong-nam-2020- 326363.html>, [ngày truy cập 20/4/2021].

10. Mai Thu Hiền, Nguyễn Thị Như Nguyệt 2010, Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam.

11. Nguyễn Ngọc Hùng 2020, Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ công ở một số quốc gia châu Á. Truy cập tại < https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/anh-

huong-cua-yeu-to-kinh-te-vi-mo-den-no-cong-o-mot-so-quoc-gia-chau-a- 330435.html>, [ngày truy cập 15/4/2021].

12. Nguyễn Thị Lan 2020, ‘Đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam theo mô hình DSF LICS (2017) của Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới’, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế.

13. Nguyễn Thị Thúy 2020, Dự báo tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ

công. Truy cập tại

<https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd chitiet?dID = 186439&dDocName=MOFUCM178358&adf.ctrl-

state=gvmveeten 4&afrLoop=2962560773580842#%40%3FdID%3D186439% 26 afrLoop%3D2962560773580842%26dDocName%3DMOFUCM178358%26 _adf.ctrl-state%3D17hqzh1tdg_29>, [ngày truy cập 15/4/2021].

14. Nguyễn Thị Thúy, Ngô Thị Phương Liên 2016, Đánh giá tác động của các yếu tố

kinh tế vĩ mô đến nợ công. Truy cập tại

<https://nif.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd chitiet?dID=9 4623&dDocName=MOFUCM091772&adf.ctrl-

state=afea8if5a 4&afrLoop=2962214583089431#%40%3FdID%3D94623%26 afrLoop%3D2962214583089431%26dDocName%3DMOFUCM091772%26 adf .ctrl-state%3D9zebfmw7f 4>, [ngày truy cập 5/4/2021].

15. Quốc hội 2016, Nghị quyết số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

16. Thủ tướng Chính phủ 2012, Quyết định số 958/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

17. Tổng cục Thống kê 2016, Niên giám thống kê 2015.

18. Tổng cục Thống kê 2018, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý IV và năm 2018.

Truy cập tại < https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-

ke/2019/04/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam- 2018/>, [ngày truy cập 10/6/2021].

19. Tổng cục Thống kê 2019, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý IV và năm 2019.

Truy cập tại < https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-

cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/>, [ngày truy cập 10/6/2021]. 20. Tổng cục Thống kê 2020, Niên giám thống kê 2019.

21. Viện Năng suất Việt Nam 2020, Báo cáo Năng suất Việt Nam 2017.

22. Võ Hữu Hiển và nhóm tác giả 2021, Thực trạng quản lý nợ công giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng giải pháp cho giai đoạn mới. Truy cập tại

<

https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/thuc-trang-quan-ly-no-cong-

giai-doan-20162020-va-dinh-huong-giai-phap-cho-giai-doan-moi-331495.html>, [ngày truy cập 16/4/2021].

23. Vương Nguyệt Minh 2014, Nợ công Việt Nam qua góc nhìn chuyên gia.

Danh mục tài liệu tham khảo nước ngoài

1. ADB 2020, Asian Development Outlook 2020.

2. ADB, Key Indicators Database. Available from < https://kidb.adb.org/kidb/>, [1 June 2021].

3. Caner M., Grennes T. và Koehler-Geib F. 2010, Finding the Tipping Point-When Sovereign Debt Turns Bad.

4. Cecchetti S.G., Mohanti M.S., Zampolli F. 2010, The future of public debt: prospects and implications.

5. Elton B., Silvia F., Francesco F. 2018, ‘Public debt sustainability: An empirical study on OECD countries’, Journal OfMacroeconomics.

6. IMF 2010, ‘Managing Public Debt and Its Financial Stability Implications’, IMF Working Paper.

7. IMF 2011, Public Sector Debt Statistics: Guide for Compilers and Users.

8. IMF 2013, The Public DSA Frameworkfor Market Access Countries.

9. IMF 2015, A Guide to Sovereign Debt Data, IMF Working Paper.

10. IMF 2015, ‘Defining the Government’s Debt and Deficit’, IMF Working Paper.

11. IMF 2017, Vietnam 2017 Article IV Consultation - Press Release; Staff Report; and Statement by the Executive Director for Vietnam.

12. IMF 2018, Sovereign Debt: A Guide for Economists and Practitioners. Available from

<

https://www.imf.org/en/News/Seminars/Conferences/2018/05/24/sovereign-

debt-a-guide-for-economists-and-practitioners>, [3 Arpil 2021].

13. IMF 2021, ‘Review of the Debt Sustainability Framework for Market Access Countries’, IMF Policy Paper.

14. IMF 2021, Vietnam 2020 Article IV Consultation - Press Release; Staff Report; and Statement by The Executive Director for Vietnam.

15. IMF, World Bank 2012, Revisiting the Debt Sustainability Framework for Low- Income Countries.

16. IMF, World Bank 2020, Public Sector Debt Definitions and Reporting in Low- Income Developing Countries.

17. Indermit Gill, Brian Pinto 2005, Public Debt in Developing Countries: Has The Market-Based Model Worked?.

18. Jurgita S., Ausrine L. 2013, The Interaction of Public Debt and Macroeconomics: Case of the Baltic States.

19. Krugman, P. 1988, Financing vs. Forgiving a debt overhang, Journal of Development Economics.

20. Kumar, M. S. & Woo, J. 2010, Public Debt and Growth.

21. Manasse, P. and Roubini, N. 2005, “Rule of Thumb” for Sovereign Debt Crises.

22. Marek D. 2014, Factors Determining a 'Safe' Level of Public Debt.

23. OECD 2020, Revenue Statistics in Asian and Pacific Economies 1990 - 2018.

24. Sachs J.D. 1990, Developing Country Debt and Economic Performance.

25. Steven D., Andros K., Artur M. 2001, The local Solow growth model.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Các thành phần của khu vực công theo phân loại của IMF

(Nguồn: IMF)

Phụ lục 2. Các thành tố trong mô hình DSA MAC

Khuôn khổ

DSA cơ bản phân tích rủi roXác định và Báo cáo rủi ro

(Nguồn: IMF)

❖Khuôn khổ DSA cơ bản bao gồm:

✓Kịch bản cơ sở

✓Kịch bản tùy chỉnh chuẩn

✓Kịch bản tùy chỉnh khác (liên quan đến nghĩa vụ nợ dự phòng)

❖Xác định và phân tích rủi ro bao gồm:

✓Tính thực tế của kịch bản cơ sở

✓Độ nhạy cảm với các rủi ro tài khóa vĩ mô

✓Vấn đề nghĩa vụ nợ dự phòng

✓Mức độ dễ tổn thương trong đặc điểm nợ

❖Báo cáo rủi ro bao gồm:

✓Bản đồ nhiệt

✓Biểu đồ quạt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w