Đánh giá theo tiêu chuẩn của IMF và WB

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 33)

8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU

1.4.3.Đánh giá theo tiêu chuẩn của IMF và WB

Để đánh giá tác động của chất lượng chính sách và thế chế của một quốc gia có thu nhập thấp (Low income countries - LICs) trong việc hỗ trợ cho sự phát triển bền vững và giảm đói nghèo, từ giữa thập niên 1970, WB đã xây dựng công cụ CPIA để đánh giá điều này. Theo thời gian, công cụ này liên tục được cải thiện dựa theo kinh nghiệm thực tế của các quốc gia và thay đổi trong cách đánh giá về sự phát triển. Hàng năm, WB sẽ đánh giá chỉ số CPIA của các quốc gia dựa trên 16 lĩnh vực được phân thành 4 nhóm. Giá trị của chỉ số CPIA dao động từ 1 đến 6 và tuỳ theo kết quả chỉ số CPIA, các quốc gia sẽ được phân vào nhóm các quốc gia có chất lượng chính sách thấp, trung bình hoặc cao. (Xem bảng 1.2)

Bảng 1.2. Phân loại các quốc gia theo chỉ số CPIA

(Nguồn: IMF và WB 2012)

Dựa trên kết quả đánh giá, rủi ro nợ công của các nước sẽ được phân vào một trong bốn nhóm: rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao và khủng hoảng nợ (xem bảng 1.3).

Để hỗ trợ các quốc gia trong việc giám sát các chính sách tài chính tiền tệ đồng thời đề ra các chính sách vay nợ phù hợp, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia mình. Từ năm 2002, IMF đã xây dựng một chương trình Debt Sustainability Analysis (DSA) nhằm đánh giá tính bền vững của nợ công của các quốc gia thành viên.

Công cụ này được xây dựng nhằm đạt được ba mục tiêu chính:

• Đánh giá tình hình mức độ vay nợ hiện tại của các quốc gia thành viên và các khoản vay có thể phát sinh trong tương lai cũng như khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ hiện tại và tương lai dựa trên các yếu tố như cơ cấu thời hạn vay nợ ngắn han hay dài hạn, cơ cấu lãi suất vay thả nổi hay cố định, cơ cấu chủ nợ, giá trị danh nghĩa và hiện giá của khoản vay,...

• Tìm ra các rủi ro trong cơ cấu nợ công và đánh giá chất lượng chính sách nhằm tìm ra, sửa chữa những sai lầm trong chính sách trước khi nó dẫn đến rủi ro thanh toán của các nước thành viên.

• Tìm ra hướng phát triển bền vững cho các nước gặp khủng hoảng nợ công. Dựa trên cấu trúc chủ thể vay nợ, IMF xây dựng DSA gồm hai thành phần chính, tương ứng với hai chức năng chính: đánh giá tính bền vững của nợ công và đánh giá tính bền vững của nợ nước ngoài. Tuy nhiên, để thực hiện hai đánh giá này đều cần xây dựng một kịch bản cơ sở dựa trên các biến vĩ mô chính như tăng trưởng GDP, lạm phát,. và các chính sách cũng như mục tiêu của chính phủ. Ngoài ra, còn cần xây dựng các kịch bản khác dựa trên kịch bản cơ sở để đánh giá xu hướng của nợ, sự phát

triển kinh tế và gánh nặng nợ trong tương lai. Với mỗi kịch bản, một hệ thống các chỉ số liên quan sẽ được tính toán và so sánh với các ngưỡng dự báo do IMF thiết lập. Việc đánh giá toàn diện các kịch bản có thể xảy ra sẽ giúp đo lường hết được các rủi ro của nợ công, từ đó xếp hạng mức độ rủi ro.

Dựa theo đặc điểm cụ thể và mức độ phát triển kinh tế cũng như chiến lược điều hành chính sách của các quốc gia thành viên, DSA được xây dựng thành hai công cụ riêng cho nhóm các nước có thu nhập thấp và nhóm các nước có đủ năng lực tiếp cận thị trường vốn quốc tế (Market Access Countries - MACs). Trước năm 2016, IMF sử dụng công cụ dành cho các nước có thu nhập thấp để đánh giá tính bền vững nợ công Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 2016 cùng với việc trở thành nước thu nhập trung bình, Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có đủ năng lực tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Do đó, hiện IMF sử dụng công cụ dành cho các nước có đủ năng lực tiếp cận thị trường vốn quốc tế để đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam.

1.5. MỘT SỐ NGUYÊN CỨU LIÊN QUAN

-I- Nghiên cứu của Marek Dabrowski năm 2014: “Factors Determining a ‘Safe’ Level

of Public Debt”.

Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá tác động của các yếu tố tài khóa vĩ mô đến mức độ an toàn nợ công. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra nhận xét mức độ an toàn nợ công của quốc gia phụ thuộc vào tình hình vĩ mô, các chính sách điều hành của Chính phủ và các đánh giá về rủi ro nợ công trong tương lai của quốc gia đó và các yếu tố đối với mỗi quốc gia có mức độ ảnh hưởng khác nhau.

-I- Nghiên cứu của Hoàng Ngọc Âu năm 2018: “Quản lý nợ công ở Việt Nam trong

hội nhập quốc tế”.

Tác giả nghiên cứu về tình trạng quản lý nợ công của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Tác giả cho rằng quản lý hiệu quả nợ công là vấn đề không dễ dàng giải

quyết. Qua đó, tác giả trình bày và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ công ở Việt Nam, phân tích thực trạng nợ công giai đoạn 2006 - 2017 và đánh giá thực trạng quản lý nợ công. Tác giả đánh giá nợ công Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại các hạn chế và đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục các hạn chế.

-I- Nghiên cứu của Đỗ Thiên Anh Tuấn năm 2014: “Các mô thức quản lý nợ công và

vấn đề của Việt Nam”.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả Đỗ Thiên Anh Tuấn xem xét các mô thức quản lý nợ công được IMF và World Bank đề xuất, lồng ghép kinh nghiệm từ các quốc gia và việc áp dụng tại Việt Nam. Qua nghiên cứu, tác giả cho rằng Việt Nam còn thiếu một quy tắc mang tính chuẩn mực cho quản lý nợ công. Các quy định và quy trình quản lý nợ công đã có nhưng chỉ ở giai đoạn đầu, nội dung đơn giản và còn nhiều hạn chế so với chuẩn quốc tế.

Từ một số các nghiên cứu liên quan đã được liệt kê, bài nghiên cứu “Đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019” kế thừa các kết quả từ các nghiên cứu trước:

> Để đánh giá tình bền vững nợ công của một quốc gia, cần xem xét thực trạng nợ công và tình hình diễn biến của nền kinh tế, từ đó tìm ra được các yếu tố tác động đến tình hình nợ công vì mỗi quốc gia sẽ đối mặt với các rủi ro khác nhau.

> Về tình hình nợ công ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014) cho rằng các quy định về quản lý nợ công của Việt Nam chưa thật sự đầy đủ. Tác giả thông qua bài nghiên cứu để đánh giá xem các quy định về quản lý nợ công, ngưỡng trần nợ công hiện nay của Việt Nam có hợp lý với tình hình nợ công của Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, tác giả đã trình bày những khái niệm cơ bản về nợ công.

Nợ công có thể được phân loại theo thời hạn trả nợ thành nợ ngắn hạn (có thời hạn trả nợ dưới 1 năm) và nợ dài hạn (có thời hạn trả nợ trên 1 năm), phân loại theo khu vực địa lý thành nợ trong nước (nợ vay các tổ chức, cá nhân trong cùng nền kinh tế với nhau) và nợ nước nước ngoài (nợ vay của các tổ chức, cá nhân khác nền kinh tế với nhau). Hoặc phân loại theo Luật Quản lý nợ công 2017.

Nợ công có thể có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro khác nhau, trong đó có 4 nguyên nhân có thể kể đến là tình hình tăng trưởng kinh tế, khả năng thanh toán, tính thanh khoản và nguyên nhân từ bất ổn các biến số vĩ mô.

Để có được cái nhìn chính xác về nợ công của một quốc gia, cần đánh giá mức độ bền vững nợ công của quốc gia đó. Trong đó, có thể đánh giá theo tiêu chuẩn do WB và IMF đề ra, theo mô hình DSA do IMF và WB xây dựng và theo quy định về ngưỡng đảm bảo an toàn nợ công.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNG VIỆT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019

Trong nội dung của Chương 2, tác giả tập trung phân tích về tình hình diễn biến nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019. Qua đó, xem xét các vấn đề liên quan đến nợ công và đánh giá tình bền vững của nợ công Việt Nam.

2.1. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 Tình hình nợ công Việt Nam qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2019 được thể hiện qua các chỉ tiêu báo cáo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF).

Bộ Tài chính đưa ra các số liệu về nợ công của Việt Nam như nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ nước ngoài của doanh nghiệp tự vay tự trả và nợ của chính quyền địa phương.

Phương pháp luận được sử dụng:

❖Phương pháp tổng hợp số liệu: Sử dụng Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hợp quốc, Bộ Tài chính biên tập số liệu từ các khoản vay và cung cấp các báo cáo tổng hợp về tổng nợ nước ngoài của Chính phủ Trung ương, các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh. Đối với số liệu nợ trong nước của Chính phủ được tổng hợp từ các báo cáo thống kê.

❖Quy đổi về một loại tiền chung:

• Để tạo ra một bảng tóm tắt về nợ, dữ liệu nợ cần được chuyển đổi về một loại tiền chung, có thể là đồng Đô la Mỹ (USD), hay đồng Việt Nam (VNĐ). Việc chuyển đổi được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

• Các số liệu về nợ tại thời điểm như dư nợ được chuyển đổi bằng cách sử dụng tỷ giá chuyển đổi tại thời điểm cuối kỳ.

• Các số liệu về nợ theo thời kỳ như số trả nợ hay số rút vốn trong một thời kỳ, sẽ được chuyển đổi bằng cách sử dụng tỷ giá chuyển đổi tại thời điểm giao dịch được thực hiện.

• Tỷ giá quy đổi sử dụng cho các giao dịch được công bố một lần trong tháng. Tỷ giá quy đổi hàng tháng sẽ được công bố vào một ngày hàng tháng, sử dụng cho tháng tiếp theo.

Bảng 2.1 và 2.2 thể hiện các chỉ tiêu của nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019. Tuy rằng từng giai đoạn tổng hợp theo các chỉ tiêu khác nhau nhưng trong suốt cả giai đoạn đều thể hiện các chỉ tiêu cơ bản liên quan đến nợ công là nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP), nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, nợ Chính phủ so với GDP, nợ Chính phủ bão lãnh so với GDP....

2. Nợ nước ngoài so với GDP (%)

42,2 111 37,4 173 143 3. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài

trung, dài hạn của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%) lĩ H H H H 4. Dư nợ Chính phủ so với GDP (%) 44,6 162 39,4 146 144

5. Dư nợ Chính phủ so với thu ngân sách (%) 157,9 162 172 184,4 211,5 6. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu NSNN (%) 17,6 146 14,6 126 13,8 7. Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách (%)

_______________________Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1. Nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) “61 63,7 “644 743 75 a/ Nợ Chính phủ so với GDP 792 52,7 51-7 49,9 78 b/ Nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP 749 743 ■94 TT 6-7 c/ Nợ Chính quyền địa phương so với GDP 77 77 74 ^49 0-7 2. Nợ nước ngoài của quốc

gia so với GDP 72 748 79 76 777

3. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch 7 77 74 T 77 4. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu NSNN ____________________ 747 748 747 777 17,4 (Nguồn: Bộ Tài chính)

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam (2015 - 2019)

Chỉ tiêu 3 là nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung - dài hạn không bao gồm các khoản nợ ngắn hạn.

Chỉ tiêu 4 là nghĩa vụ trả nợ trực tiếp (không bao gồm cho vay lại).

✓Dư nợ là khoản tiền vay đã giải ngân nhưng chưa hoàn trả hoặc chưa được xóa nợ tại một thời điểm nhất định.

✓Nghĩa vụ nợ là các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác đến hạn phải trả trong một thời gian nhất định.

Qua bảng 2.1 và 2.2 có thể thấy tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam từ năm 2010 đến 2012 giảm nhưng sau đó tăng liên tục trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, từ năm 2017 đến 2019 có xu hướng giảm. Nhìn chung, tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với GDP trong suốt giai đoạn 2010 - 2019 luôn trên mức 50%, điều này cho thấy nợ công của Việt Nam vẫn luôn ở mức khá cao so với tổng sản phẩm quốc dân.

Tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam không chỉ được tổng hợp qua Bộ Tài chính mà còn được tổng hợp qua Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) (xem hình 2.1).

100

20

0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

— MOF — IMF

(Nguồn: Bộ Tài chính, IMF)

Hình 2.1. Tỷ lệ nợ công Việt Nam so với GDP (2010 - 2019)

(Đơn vị: %)

Hình 2.1 thể hiện tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với GDP trong giai đoạn 2010 - 2019 do Bộ Tài chính và Quỹ tiển tệ thế giới tổng hợp. Tỷ lệ nợ công so với GDP do Bộ Tài chính cung cấp cao hơn so với số liệu mà IMF công bố. Điều này có thể lý giải

Tổng dư nợ Nợ nước ngoài Nợ trong nước 2010 889.388,73 530.253,02 359.135,71 2011 1.092.761,48 666.372,68 426.388,80 2012 1.279.484,48 727.434,05 552.050,43 2013 1.528.066,24 763.224,42 764.841,82 2014 1.826.051,12 810.125,34 1.015.925,78

do cách tính và tổng hợp các chỉ tiêu nợ công của Bộ Tài chính và IMF là khác nhau do đó các số liệu tính toán ra sẽ không hoàn toàn giống nhau. Tuy vậy, qua hình 2.1 có thể thấy được xu hướng nợ công của Việt Nam theo cách tính của Bộ Tài chính hay IMF đều có sự biến động gần như tương đồng nhau. Do đó, có thể thấy được xu hướng biến động của nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019.

Trong các thành phần nợ cấu thành, có thể thấy thành phần nợ công chủ yếu là nợ nước ngoài (xem bảng 2.1 và bảng 2.2). Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP luôn chiếm tỷ trọng khá cao, hơn 37% trong suốt giai đoạn 2010 - 2019. Điều này cho thấy việc Chính phủ cũng như doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ nước ngoài khá nhiều, dẫn đến việc rủi ro đối mặt cao hơn vì việc vay nợ từ nước ngoài thường có rủi ro cao hơn so với việc vay trong nước.

Theo cách phân loại trong Luật quản lý nợ công 2017, thành phần nợ của Chính phủ luôn chiếm tỷ trọng cao. Từ năm 2010 đến năm 2014, dựa theo chỉ tiêu Dư nợ Chính phủ so với GDP luôn hơn 39%, so với tỷ lệ nợ công trên GDP tầm khoảng 50%. Đến giai đoạn 2015 - 2019, tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP tăng so với giai đoạn trước đó, luôn chiếm hơn 48%.

Bảng 2.3 thể hiện các khoản vay nợ của Chính phủ qua các năm. Có thể thấy, số tiền Chính phủ vay qua các năm đều tăng từ mức khoảng 889 nghìn tỷ đồng năm 2010 đến mức 2.897 nghìn tỷ đồng năm 2019. Trong đó, tỷ trọng vay nợ nước ngoài có xu hướng giảm. Bắt đầu từ năm 2013, tỷ trọng nợ trong nước cao hơn nợ nước ngoài. Điều này cho thấy Chính phủ đang dần dần sử dụng các nguồn tài trợ trong nước nhiều hơn thông qua việc đi vay từ các tổ chức, hay phát hành các công cụ nợ cũng như giấy

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 33)