NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAY NỢVÀ SỬ DỤNG VỐN VAY

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 81 - 82)

8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU

3.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAY NỢVÀ SỬ DỤNG VỐN VAY

Kế hoạch vay nợ và sử dụng vốn vay đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả sử dụng nợ công và liên quan đến hoạch định các chính sách nợ công cũng như là kế hoạch trả nợ hàng năm của Chính phủ

Một số khuyến nghị có thể cân nhắc như sau:

✓Tăng cường đàm phán trong công tác vay nợ để giảm thiểu sự phụ thuộc và chủ nợ, nhất là các hợp đồng vay từ nguồn vốn ODA để giảm chi phí đầu vào, đúng tiến độ kế hoạch tránh tình trạng đội tổng mức đầu tư.

✓Xây dựng chương trình đầu tư công trên cơ sở rà soát kiểm tra lại các chương trình, dự án trọng điểm để làm căn cứ lập kế hoạch huy động, phân bổ nguồn vốn phù hợp, bao gồm các hình thức như cấp vốn từ NSNN, cho vay lại và bảo lãnh vay cho các chương trình, dự án quan trọng.

✓Vay với mục đích cân đối NSNN cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo mức bội chi đã đề ra trong kế hoạch. Từng bước chuyển đổi hoàn toàn cách tính bội chi NSNN theo thông lệ quốc tế.

✓Việc sử dụng các nguồn vốn vay cần đáp ứng đúng các mục tiêu, yêu cầu. Kiểm soát vay nợ thông qua chương trình, kế hoạch được duyệt.

✓Tuân thủ quy trình quản lý vốn đầu tư, vốn ngân sách, nhằm đảm bảo các dự án sử dụng vốn vay được tính toán kĩ lưỡng về hiệu quả kinh tế và khả năng hoàn trả nợ vay.

✓Tăng cường đánh giá, giám sát đầu tư công nói chung và đặc biệt là việc giám sát đánh giá các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ.

✓Các chủ dự án tăng cường thực hiện các nghiệp vụ đúng với quy trình của dự án bao gồm các bước từ lựa chọn, lập hồ sơ, phân tích đầy đủ các khía cạnh liên quan đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn, tính bền vững và hiệu suất dự án.

✓Đảm bảo sự gia tăng về quy mô nợ được kiểm soát, đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của Chính phủ theo các tình huống khác nhau dựa trên các biến động về kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

✓Trong trung và dài hạn, ưu tiên tập trung phát triển thị trường nợ trong nước để hạn chế sự phụ thuộc vào nợ ngắn hạn và nợ nước ngoài.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNGVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598402-2212-010247.htm (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w