8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU
3.4. TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢN LÝ RỦI RO NỢ CÔNG
Nhận định và quản lý rủi ro là nghiệp vụ quan trọng trong công tác đánh giá tính bền vững của nợ công. Việc phát hiện, phân tích kịp thời các rủi ro có thể xảy ra đối với nợ công sẽ góp phần đáng kể trong việc đánh giá an toàn nợ công, đề xuất các chiến lược, chính sách thực hiện nợ công phù hợp.
Một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý nợ công như sau:
✓Bên cạnh việc quản lý rủi ro về các chỉ tiêu nợ công, nợ nước ngoài, cần chú trọng công tác quản lý rủi ro đối với danh mục nợ, rủi ro từ đồng tiền vay nợ, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động.
✓Đa dạng hóa các công cụ quản lý nợ trong nước thông qua việc phát triển thị trường thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường, tăng cường khả năng quản lý rủi ro thông qua các nghiệp vụ như phái sinh, hoán đổi,...
✓Thực hiện đánh giá rủi ro từ nợ công trong mối quan hệ tổng thể giữa việc huy động, sử dụng các nguồn vốn. Vì an toàn nợ công không chỉ phụ thuộc vào các chỉ tiêu đánh giá mà còn liên quan mật thiết với thực trạng của nền kinh tế và các chỉ số từ tài khóa vĩ mô.
✓Xây dựng các phương án vay nợ khác nhau để tìm ra được phương án tối ưu cả về chi phí và rủi ro. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sức chịu đựng của nợ công khi thay đổi các yếu tố đầu vào khác nhau cũng là cần thiết, từ đó thuận tiện trong công tác đánh giá rủi ro.