8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thâm hụt ngân sách nhà nước
Vấn đề thâm hụt ngân sách được xem là nguyên nhân liên quan đến rủi ro liên quan đến nợ công. Thâm hụt ngân sách trong nhiều năm sẽ ảnh hưởng đến tình trạng nợ công của quốc gia. Qua thống kê của Bộ Tài chính, ADB cho thấy tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019 (xem bảng 2.6).
Bảng 2.6. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP của Việt Nam (2010 - 2019)
MOF: Bộ Tài chính thống kê theo chuẩn quốc tế: không bao gồm chi trả nợ gốc
Theo thống kê của Bộ Tài chính hay ADB tuy có sự khác nhau theo cách tính nhưng đều cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2019 tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam luôn có qua các năm. Tỷ lệ thâm hụt có lúc tăng lúc giảm nhưng nhìn chung từ
2015 2016 2017 2018 2019
Thu trong nước
(không bao gồm thu từ dầu thô)__________
771.932 910.909 1.039.192 1.148.676 1.273.884
Thu từ dầu thô 67.510 40.186 49.583 66.048 56.251
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK
169.303 172.025 197.273 202.541 214.251
Thu viện trợ 11.844 8.378 7.580 7.649 6.688
Tổng thu 1.020.589 1.131.498 1.293.627 1.424.914 1.551.074
năm 2010 đến năm 2019 ghi nhận xu hướng tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Điều này cho thấy thu và chi ngân sách của Việt Nam có sự chênh lệch. Đây sẽ là một rủi ro đối với nợ công của Việt Nam khi tình hình thâm hụt xảy ra liên tục qua nhiều năm. Bảng 2.3 thể hiện số liệu về vay nợ của Chính phủ cũng phần nào phản ánh tình trạng vay để bù đắp thâm hụt ngân sách. Tuy tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam có xu hướng giảm nhưng vay nợ của Chính phủ vẫn tăng qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2019.
Hình 2.3 so sánh tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam với một số nền kinh tế phát triển và đang phát triển ở Đông Nam Á và châu Á. Có thể thấy, tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam nằm ở mức khá cao so với một số nước trong khu vực. Đặc biệt đến năm 2019, tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam là cao nhất so với các quốc gia khác.
10
-4
Singapore “ • Nhật Bản ...Hàn Quốc Thái Lan “““Indonesia
— — “ Malaysia Phillipines — — — Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam
(Nguồn: ADB)
Hình 2.3. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của một số quốc gia châu Á
(Đơn vị: %)
Để đánh giá rõ hơn về thâm hụt ngân sách của Việt Nam, tác giả phân tích sâu hơn về nguồn thu và chi của ngân sách nhà nước trong những năm gần đây.
về thu ngân sách nhà nước, từ năm 2010 đến năm 2014 ghi nhận gia tăng qua các năm. Năm 2010 thu ngân sách đạt 588.428 tỷ đồng, đến năm 2014 ghi nhận đạt 877.697 tỷ đồng, tương đương tăng 49,16%. Trong đó, nguồn thu chủ yếu đến từ thu trong nước (không kể thu từ dầu thô) với tỷ trọng là 64,07% năm 2010 và 67,63% năm 2014.
Bảng 2.7 thể hiện tổng thu NSNN của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019. Qua đó, nguồn thu NSNN có thể phân thành 4 nhóm chính: thu trong nước (không bao gồm thu từ dầu thô), thu từ dầu thô, thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK và thu viện trợ. Trong đó, nguồn thu trong nước chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm (xem bảng 2.8). Các nguồn thu trong nước đến từ các thành phần: thu từ doanh nghiệp nhà nước, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực ngoài Nhà nước, thu từ thuế,...
Bảng 2.7. Thu NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019
từ dầu thô)___________
Thu từ dầu thô 6,61 3,55 3,83 4,64 3,63
Thu cân đối ngân
sách từ hoạt động XNK________, , 16,59 15,20 15,25 14,21 13,81 Thu viện trợ 1,16 0,74 0,59 0,54 0,43 Tổng thu 100 100 100 100 100 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh nghiệp nhà nước 15,67 13,52 11,38 10,74 10,64 Doanh nghiệp ngoài
Nhà nước 12,70 13,88 13,99 14,72 15,36
Doanh nghiệp có vốn 13,81 14,40 13,31 13,08 13,55
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn thu NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Cơ cấu nguồn thu của ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay đang có sự chuyển dịch hợp lý, từ việc phụ thuộc vào dầu thô và các khoản viện trợ không hoàn lại, tỷ trọng của các nhóm này trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước đang giảm dần, thay vào đó là tăng dần nguồn thu trong nước.
Trong cơ cấu nguồn thu NSNN từ trong nước, các bộ phận chiếm tỷ trọng lớn có thể kể đến là nguồn thu đến từ các doanh nghiệp (xem bảng 2.9).
Bảng 2.9. Cơ cấu thu NSNN theo nhóm doanh nghiệp (2015 - 2019)
có xu hướng giảm trong khi đó nguồn thu từ doanh nghiệp ngoài nhà nước lại có tốc độ tăng qua các năm (xem bảng 2.9). Điều này thể hiện sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, cũng là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế mở cửa hội nhập hiện nay của Việt Nam.
Ngoài ra, các khoản thu NSNN từ thuế và phí cũng ghi nhận tỷ trọng tăng qua các năm. Cụ thể một số nguồn thu:
✓Thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng từ 5,56% lên 7,05% trong giai đoạn 2015 - 2019.
✓Thu từ phí và lệ phí ghi nhận 4,68% và 5,23% trong năm 2015 và 2019.
So sánh với một số nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á, tỷ lệ thu thuế so với GDP của Việt Nam khá cao và ổn định, luôn duy trì khoảng trên 18%. Tỷ lệ này cao hơn so với một số nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia, Phillipines với mức thu thuế duy trì khoảng trên dưới 15% so với GDP. Tuy nhiên từ năm 2015 đến năm 2019, tỷ lệ có Việt Nam có phần thấp hơn Nhật Bản và Hàn Quốc - hai quốc gia với mức tỷ lệ trên dưới 20% (xem hình 2.4).
2015 2016 2017 2018 2019
Chi đầu tư phát triển 401.719 365.903 372.792 411.277 438.371
Chi phát triển sự
nghiệp kinh tế - xã hội 788.499 822.344 881.688 989.884 1.049.011
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
177.367 178.036 204.521 230.974 245.235
Chi sự nghiệp khoa
học và công nghệ 9.392 9.440 9.256 12.310 12.955
Chi bổ sung quĩ dự
trữ tài chính 302 483 127 100 100
Tổng chi 1.276.451 1.298.290 1.355.034 1.616.414 1.754.515
2015 2016 2017 2018 2019
Chi đầu tư phát triển 31,47 28,18 27,51 25,44 24,99
25 20 15 10 5 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
⅜ Singapore ⅜ Nhật Bản — >•— Hàn Quốc 9 Thái Lan 9Indonesia
— 9—Malaysia ∙∙∙∙∙∙Phillipines • Trung Quốc > Ấn Độ Việt Nam
(Nguồn: ADB)
Hình 2.4. Tỷ lệ thu thuế so với GDP của một số quốc gia châu Á
(Đơn vị: %)
về chi ngân sách nhà nước của Việt Nam, năm 2010 tổng chi là 648.833 tỷ đồng, đến năm 2014 ghi nhận là 1.114.767 tỷ đồng. Điều này thể hiện rằng chi ngân sách của quốc gia qua các năm đều tăng lên. Trong đó, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Bên cạnh việc chi sự nghiệp giáo dục, y tế cao thì chi phát triển khoa học công nghệ và môi trường chiếm tỷ trọng khá thấp, chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 0,6%. Theo đó, vẫn tồn tại thực trạng chi cho bộ máy quản lý hành chính khá cao với tỷ lệ tăng qua các năm, từ 8,65% năm 2010 đến năm 2014 con số này ghi nhận là 11,04%.
Bảng 2.10 thể hiện nguồn chi NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019. Theo đó, tổng chi đều tăng qua các năm. Chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm là chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội (xem bảng 2.11). Một số bộ phận cấu thành trong chi phát triển kinh tế - xã hội bao gồm chi sự nghiệp giáo dục và chi sự nghiệp khoa học công nghệ. Chi cho giáo dục và công nghệ có sự khác biệt rõ rệt, chi cho giáo dục luôn duy trì tỷ trọng trên 13% trong khi đó chi cho công nghệ chưa đến 1%.
Bảng 2.10. Chi NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019
(Đơn vị: tỷ VND)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 2.11. Cơ cấu chi NSNN trong giai đoạn 2015 - 2019
đào tạo 13,90 13,71 15,09 14,29 13,98 Chi sự nghiệp khoa học
và công nghệ 0,74 0,73 0,68 0,76 0,74
trong khi các nước khác duy trì ở mức xấp xỉ 25%, nhất là các quốc gia như Singapore, Phillipines, Indonesia chỉ dao động quanh mức 20% (xem hình 2.5).
35 30 25 20 15 10 5 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
9 Singapore ⅜ Hàn Quốc ⅜ Indonesia 9 Malaysia
⅜ Phillipines 9Trung Quốc ⅜ Ấn Độ • Việt Nam
(Nguồn: ADB)
Hình 2.5. Tỷ lệ chi NSNN so với GDP của một số quốc gia châu Á
Tổng sản phẩm quốc dân - GDP
(Đơn vị: tỷ đồng) GDP bình quân đầu người(Đơn vị: triệu đồng)
2010 2.157.828 24,818 2011 2.779.880 31,640 2012 3.245.419 36,544 2013 3.584.262 39,932 2014 3.937.856 43,402 2015 4.192.862 45,462 2016 4.502.733 48,286 2017 5.005.975 53,094 2018 5.542.332 58,105 2019 6.037.348 62,574
Nhìn chung, thu và chi NSNN của Việt Nam đều có sự gia tăng về giá trị qua các năm. Tuy nhiên, mỗi năm đều có sự chênh lệch giữa thu và chi theo đó chi NSNN của Việt Nam đều cao hơn thu NSNN trong giai đoạn 2010 - 2019 (xem hình 2.6) . Điều này dẫn đến tình trạng thâm hụt NSNN kéo dài qua các năm. Trong dài hạn, đây là vấn đề ảnh hưởng nhiều đến nợ công của Việt Nam.
2,000,000 1,800,000 1,600,000 1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 ■ Thu NSNN BChi NSNN (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hình 2.6. So sánh thu và chi NSNN của Việt Nam (2010 - 2019)
(Đơn vị: tỷ VND)