8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU
1.3.2. Khả năng thanh toán
1.3.2.1. Thâm hụt ngân sách
Khi một quốc gia đi vay nợ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách, rủi ro đầu tiên xuất hiện là khả năng thanh toán trong tương lai. Điều này được xem xét dựa khối lượng nợ so với xuất khẩu (đối với nợ nước ngoài) hoặc thu ngân sách chính phủ. Chính phủ được xem là có khả năng thanh toán tốt nếu giá trị chiết khấu của thặng dư ngân sách trong tương lai lớn hơn hoặc bằng hiện giá của nợ công. Đối với nợ nước ngoài, do vay bằng ngoại tệ do đó sẽ cần có nguồn ngoại tệ để chi trả mà nguồn ngoại tệ này chủ yếu đến từ thặng dư cán cân thanh toán, trong đó chủ yếu là thặng dư cán cân thương mại. Vì vậy, chính phủ được xem là có khả năng thanh toán nợ nước ngoài tốt nếu giá trị chiết khấu của thặng dư cán cân thương mại trong tương lai lớn hơn hoặc bằng hiện giá của nợ nước ngoài. Điều đó dẫn đến khi cán cân thương mai bị thâm hụt,
nguồn thu ngân sách không đủ bù cho đắp cho chi ngân sách gây thâm hụt ngân sách, Chính phủ cần đi vay nợ, làm tăng số lượng nợ công.
Ví dụ: khoản nợ công đầu tiên xuất phát tại thời điểm t - 1, ký hiệu là Bt-I, khi đó ràng buộc ngân sách thời kì t sẽ được biểu diễn bằng phương trình:
Gt + rtBt-ι = Tt + ∆Bt (1.1) Trong đó: Gt : chi tiêu Chính phủ
rtBt-1 : dư nợ phải trả
Tt : thu ngân sách Chính phủ
∆Bt = Bt — Bt-1 : khoản nợ công vay thêm Biến đổi phương trình (1), ta có:
Tt — Gt = rtBt-ι — ∆Bt (1.2)
Phương trình (1.2) biểu diễn cán cân ngân sách vào thời điểm t. Nếu thặng dư ngân sách càng nhỏ chứng tỏ Chính phủ đang phải vay nợ nhiều hơn với tốc độ vay nợ là rt = Bt- βt~1. Để đảm bảo thặng dư ngân sách có thể chi trả các khoản nợ hiện tại và
Bt-I ■ ~ ...
không vay thêm nợ mới đồng nghĩa với việc giữ cho ∆Bt ít nhất bằng 0 hoặc nhỏ hơn 0. Do đó:
Tt — Gt ≥ rtBt-ι hay rt ĩyp ≥ rtBt-ι (1.3)
Phương trình (1.3) cho thấy một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lý nợ công là “nợ công hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai’”.
Thâm hụt ngân sách kéo dài không những không đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ công hiện tại mà còn dẫn tới nguy cơ nợ công tăng lên do Chính phủ phải vay nợ mới để chi trả nợ cũ.
1.3.2.2. Rủi ro tỷ giá
Nếu tỉ lệ nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công của một quốc gia cao cũng sẽ dẫn đến rủi ro về khả năng thanh toán lớn hơn. Do nguồn ngoại tệ để thanh toán nợ nước
ngoài đến chủ yếu từ cán cân thương mại nên bất ký một thay đổi nào trong tỉ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ cũng có thể ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Ví dụ việc định giá đồng nội tệ quá cao sẽ làm cho hàng hoá trong nước tính theo nội tệ đắt hơn tương đối so với hàng hoá tính theo ngoại tệ do đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh và giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.