Kiểmđịnh sự khác biệt theo Trình độhọc vấn

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮMTRỰC TUYẾN TRÊN TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬSHOPEE CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. THỦ ĐỨC 10598400-2210-010235.htm (Trang 95)

1. Hệ thống hóa các mô hình lý thuyết và nghiên cứu có liên quan

4.7.3. Kiểmđịnh sự khác biệt theo Trình độhọc vấn

Đặt giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trung bình giữa các nhóm trình độ học vấn đối với Ý định mua sắm trực tuyến trên Shopee.

Tiến hành kiểm định theo phương pháp One-Way ANOVA. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo học vấn (xem chi tiết Phụ lục 12C) cho thấy, giá trị Sig. của Levene Statistic trong Test of Homogeneity of Variances của các biến đều > 0.05, điều này nghĩa là phương sai giữa các nhóm độ tuổi không khác nhau. Do đó, sử dụng giá trị Sig. ở bảng ANOVA. Kết quả Sig. (YDMS) = 0.069 > 0.05 và giá trị Sig. của các yếu tố khác đều > 0.05. Vậy, chấp nhận giả thuyết H0 và kết luận: Không có sự khác

biệt trung bình giữa các nhóm trình độ học vấn đối với Ý định MSTT trên Shopee.

4.7.4. Kiểm định sự khác biệt theo Nghề nghiệp

Đặt giả thuyết H0: Không có sự khác biệt trung bình giữa các nhóm Nghề nghiệp đối với Ý định mua sắm trực tuyến trên Shopee.

69

Tiến hành kiểm định theo phương pháp One-Way ANOVA. Ket quả kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp (xem chi tiết Phụ lục 12D) cho thấy, giá trị Sig. của Levene Statistic trong Test of Homogeneity của các biến đều > 0.05, điều này nghĩa là phương sai giữa các nhóm độ tuổi không khác nhau. Do đó, sử dụng giá trị Sig. ở bảng ANOVA. Kết quả cho thấy Sig. (YDMS) = 0.713 > 0.05 và giá trị Sig. của các yếu tố khác đều > 0.05. Vậy, chấp nhận giả thuyết HO và kết luận: Không có sự khác

biệt trung bình giữa các nhóm nghề nghiệp đối với Ý định MSTT trên Shopee.

4.7.5. Kiểm định sự khác biệt theo Thu nhập

Đặt giả thuyết HO: Không có sự khác biệt trung bình giữa các nhóm thu nhập đối với Ý định mua sắm trực tuyến trên Shopee.

Kết quả kiểm định sự khác biệt theo thu nhập (xem chi tiết ở Phụ lục 12E) cho thấy, giá trị Sig. của Levene Statistic trong Test of Homogeneity of Variances của các biến đều lớn hơn 0.05, điều này có nghĩa là phương sai giữa các nhóm thu nhập không khác nhau. Do đó, ta sẽ sử dụng giá trị Sig. ở bảng ANOVA. Kết quả cho thấy Sig. (YDMS) = 0.006 < 0.05. Đồng thời, Sig. (HI) = 0.013 < 0.05, Sig. (AHXH) = 0.048 < 0.05, nên ta bác bỏ giả thuyết HO và kết luận như sau:

Có sự khác biệt trung bình giữa các nhóm Thu nhập đối với Ý định mua sắm trực tuyến trên Shopee. Cụ thể, sự khác biệt đó là nhóm thu nhập từ 2 đến dưới 5 triệu và từ 20 đến dưới 25 triệu có ý định mua sắm trực tuyến cao hơn các nhóm thu nhập còn lại. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này là Nhận thức sự hữu ích, Mong đợi về giá và Ảnh hưởng xã hội.

Điều này là bình thường vì nhóm thu nhập từ 2 đến dưới 5 triệu thường là sinh viên hoặc những người mới đi làm và đây là nhóm đối tượng thích cập nhật xu hướng và khả năng chấp nhận và sử dụng công nghệ cao nhưng điều kiện mua sắm của họ thường có giới hạn. Do đó, các yếu tố ảnh hưởng xã hội và mong đợi về giá thường tác động đến họ. Bên cạnh đó, đối với nhóm thu nhập từ 20 đến dưới 25 triệu thì đây là nhóm thường có công việc ổn định và quan tâm nhiều đến hiệu suất. Vì vậy, họ có nhiều khả năng tài chính để mua sắm và thường có xu hướng mua sắm trực tuyến khi cảm thấy điều này mang lại sự hiệu quả và thuận tiện.

70

4.8. So sánh kết quả với các nghiên cứu trong nước trước đây

4.8.1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Việt Nam của Nguyễn Lê Phương Thanh (2013)

Ket quả nghiên cứu của tác giả so với của Nguyễn Lê Phương Thanh (2013) có sự giống nhau về sự tác động của 5 yếu tố Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Mong đợi về giá, Sự tin cậy và Nhận thức rủi ro. Trong đó, ngoài Nhận thức rủi ro tác động nghịch chiều đến biến phụ thuộc thì các yếu tố khác tác động thuận chiều. Tuy nhiên, kết quả của tác giả không tách yếu tố Nhận thức rủi ro ra Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm và Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch. Điều này có thể hiểu được vì nghiên cứu tập trung riêng về trang TMĐT Shopee nên yếu tố “Nhận thức rủi ro” sẽ đề cập đến những rủi ro chung của Shopee. Điểm khác nhau nữa là tác giả không đề xuất về yếu tố Truyền miệng trực tuyến và Kinh nghiệm như nghiên cứu này, mà thay bằng yếu tố Ảnh hưởng xã hội và Thái độ vào mô hình và kết quả cho thấy cả 2 biến đều có tác động thuận chiều biến phụ thuộc.

4.8.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử trực tuyến của Hà Văn Tuấn (2012)

Sự tác động thuận chiều của 2 yếu tố Ảnh hưởng xã hội và Thái độ đến Ý định mua sắm trực tuyến trên Shopee của nghiên cứu cũng tương đồng với kết quả của Hà Văn Tuấn (2012). Đồng thời, sự giống nhau về kết quả còn thể hiện ở 3 yếu là Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng tác động thuận chiều và Nhận thức rủi ro tác động nghịch chiều. Tuy nhiên, tác giả không tìm hiểu về yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi như nghiên cứu này, mà thay bằng Mong đợi về giá và Sự tin cậy và kết quả cho thấy cả 2 yếu tố đều có tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc.

4.8.3. Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến trên Smartphone của người tiêudùng tại TP. Hồ Chí Minh của Lê Nguyên Lộc (2016) dùng tại TP. Hồ Chí Minh của Lê Nguyên Lộc (2016)

Kết quả của tác giả so với của Lê Nguyên Lộc (2016) có sự giống nhau về sự tác động của 5 yếu tố là Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Sự tin cậy tác động thuận chiều và Nhận thức rủi ro tác động nghịch chiều. Tuy nhiên, yếu tố Nhận thức rủi ro của tác giả bao gồm rủi ro về sản phẩm và rủi ro

71

về giao dịch, còn Lê Nguyên Lộc (2016) thì đề xuất tách ra thành 2 yếu tố riêng và chỉ kết luận được yếu tố Nhận thức rủi ro về sản phẩm có tác động và bác bỏ yếu tố còn lại. Mặt khác, tác giả cũng không phân tích yếu tố Điều kiện thuận lợi như nghiên cứu này mà thay bằng Mong đợi về giá và Thái độ, và kết quả cho thấy cả 2 yếu tố đều có tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc. Đồng thời, cả hai nghiên cứu cùng tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập đối với ý định MSTT.

4.8.4. Nhận xét chung

Đề tài đã phân tích được có 7 yếu tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến trên Shopee của người tiêu dùng ở TP. Thủ Đức. Các yếu tố này có những điểm giống và những điểm khác nhau so với các nghiên cứu liên quan. Có những yếu tố đề tài này có mà đề tài khác không có và ngược lại. Đồng thời, mức độ tác động của các yếu tố so với các nghiên cứu trước cũng không giống nhau. Điều này, cho thấy kết quả nghiên cứu về mua sắm trực tuyến nói chung sẽ có sự khác biệt với MSTT trên Shopee. Bên cạnh đó, việc tiếp cận ở thị trường chung của Việt Nam hay TP.HCM sẽ không giống với thị trường tại TP. Thủ Đức. Vì vậy, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những hàm ý quản trị phù hợp với riêng Shopee để nhà quản trị có những chiến lược tiếp cận phù hợp với nhiều người tiêu dùng tại TP. Thủ Đức hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát và các kết quả phân tích các yếu tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến trên Shopee của người tiêu dùng tại TP. Thủ Đức. Trong đó, tác giả thực hiện kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố EFA và loại đi 4 biến quan sát nhưng không ảnh hưởng đến các biến độc lập. Sau khi thực hiện phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến, kết quả cho thấy cả 7 giả thuyết đề xuất trong mô hình là Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Mong đợi về giá, Sự tin cậy, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức rủi ro và Thái độ đều được chấp nhận. Kiểm định sự khác biệt qua T- Test và ANOVA cho thấy có sự khác biệt giữa giới tính và các nhóm thu nhập đối với Ý định MSTT. Việc phân tích trung bình đánh giá các nhân tố và so sánh kết quả nghiên cứu với các đề tài trước đây cũng được trình bày trong chương này.

72

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Chương 5 sẽ đánh giá tổng hợp về các kết quả đã phân tích trong nghiên cứu và trình bày một số hàm ý quản trị để Shopee cải thiện ý định mua sắm trực tuyến của NTD. Đồng thời, đưa ra những đóng góp, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Ket luận

Đề tài được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố tác động và đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định mua sắm trực tuyến trên Shopee của người tiêu dùng tại TP. Thủ Đức - một thành phố mới với hơn 1 triệu dân và nhiều tiềm năng phát triển cho thị trường thương mại điện tử. Từ đó, đề xuất những hàm ý quản trị hữu ích để cải thiện lượng người tiêu dùng cho trang thương mại điện tử Shopee dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài. Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được thực hiện với mục tiêu xây dựng thang đo chính thức và bảng câu hỏi. Để thực hiện, tác giả đã tìm hiểu và đánh giá các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về ý định MSTT. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 giả thuyết. Trong đó, Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Mong đợi về giá, Sự tin cậy, Ảnh hưởng xã hội, Thái độ có tác động thuận chiều và Nhận thức rủi ro có tác động nghịch chiều đến Ý định MSTT trên Shopee của NTD tại TP. Thủ Đức. Tiếp đó, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính gồm xây dựng thang đo sơ bộ dựa trên mô hình đề xuất và thang đo từ nghiên cứu trước; thảo luận nhóm 5 chuyên gia để hiệu chỉnh thang đo; phỏng vấn sâu với 10 người tiêu dùng để hoàn thiện thang đo và bảng câu hỏi. Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính thì thang đo chính thức và bảng câu hỏi giữ nguyên 7 giả thuyết và có tổng cộng 48 biến quan sát, trong đó 44 biến quan sát của 7 biến độc lập và 4 biến quan sát của biến phụ thuộc. Bảng câu hỏi đã xây dựng chính là cơ sở để thực hiện nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên việc phân tích dữ liệu đã thu thập được qua bảng câu hỏi thiết kế ở nghiên cứu định tính. Dữ liệu khảo sát chính thức dùng để phân tích có cỡ mẫu là 384 mẫu và thực hiện trên phần mềm SPSS 20.0 qua các bước: kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích

73

tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định sự khác biệt. Ket quả sau khi kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố thì mô hình nghiên cứu giữ nguyên 7 biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc nhưng loại đi 4 biến quan sát nên mô hình còn tổng cộng 44 biến quan sát. Sau khi phân tích tương quan và phân tích hồi quy thì cả 7 giả thuyết đều được chấp nhận và độ phù hợp của mô hình hồi quy là 77.6% nên đây là mô hình tốt và có thể dùng để đưa ra hàm ý quản trị. Trong đó, ngoài nhận thức rủi ro tác động nghịch chiều thì các yếu tố còn lại đều có tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc. Tuy nhiên, tác giả đã điều chỉnh lại vị trí các yếu tố dựa trên mức động tác động đến biến phụ thuộc để xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh và đạt được hiệu quả cao trong việc đưa ra hàm ý quản trị. Theo đó, các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc Ý định MSTT trên Shopee được sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần như sau: Nhận thức sự hữu ích, Mong đợi về giá, Ảnh hưởng xã hội, Thái độ, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức rủi ro và Sự tin cậy.

Đồng thời, mô tả mẫu nghiên cứu với 100% người tiêu dùng đang sống tại TP. Thủ Đức và đã từng MSTT cho thấy, nhóm đối tượng khảo sát chủ yếu là nữ giới, độ tuổi của mẫu khá trẻ, trình độ học vấn đa số là Sinh viên Đại học/Cao đẳng nên Nghề nghiệp chủ yếu là Sinh viên, mức thu nhập phần lớn là dưới 2 triệu. Từ kết quả mô tả dữ liệu và kết quả phân tích mô hình, tác giả kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố Nhân khẩu học đến các biến định lượng. Kết quả thể hiện có sự khác biệt giữa giới tính và thu nhập đối với Ý định MSTT trên Shopee của NTD tại TP. Thủ Đức. Tác giả cũng so sánh kết quả nghiên cứu với các đề tài liên quan trong nước trước đây và thấy được các yếu tố phân tích có những điểm giống và khác với nghiên cứu trước. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những hàm ý quản trị phù hợp với Shopee để nhà quản trị xây dựng những chiến lược tiếp cận phù hợp và thúc đẩy ý định MSTT của nhiều người tiêu dùng tại TP. Thủ Đức hơn.

5.2. Hàm ý quản trị

Dựa vào kết quả phân tích đã trình bày và những kết luận đã đề cập, tác giả sẽ đề xuất hàm ý quản trị để gợi ý cho Shopee có thể thúc đẩy ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại TP. Thủ Đức và cải thiện số lượng khách hàng. Những

74

chính sách này sẽ đề xuất với các yếu tố tác động đã được phân tích theo thứ tự giảm dần mức độ ảnh hưởng là Nhận thức sự hữu ích, Mong đợi về giá, Ảnh hưởng xã hội, Thái độ, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức rủi ro và Sự tin cậy.

5.2.1. Hàm ý về Nhận thức sự hữu ích

Nhận thức sự hữu ích là yếu tố quan trọng nhất vì có tác động lớn nhất (β, = 0.324, ảnh hưởng 26.69%) đến ý định MSTT trên Shopee của người tiêu dùng tại TP. Thủ Đức. Theo đó, những điều Shopee đã làm được và cần tiếp tục tận dụng là “Giúp mua sản phẩm ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào” và “Mua sản phẩm mà nơi người tiêu dùng sống không có bán”. Tuy nhiên, những vấn đề như “Giúp tiết kiệm thời gian, công sức”, “Các sản phẩm được cung cấp rất đa dạng, tiện ích” cần được chú trọng để cải thiện ý định MSTT của người tiêu dùng. Do đó, Shopee nên:

- Cải thiện quá trình giao dịch về thời gian và quy trình thực hiện để NTD tiết kiệm được thời gian, công sức. Về thời gian, cần rút ngắn thời gian tải trang cả trên website và ứng dụng khi đăng nhập, xem, tìm kiếm sản phẩm và đặt hàng. Về quy trình thực hiện cần rút ngắn thời gian xác nhận đơn hàng, lấy hàng và giao hàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm và cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích. Shopee cần kết nối với nhiều người bán hơn như với những người bán hàng Quốc tế để cập nhật được tất cả các sản phẩm mới hữu ích và theo xu hướng, đảm bảo đáp ứng tất cả nhu cầu của NTD. Đồng thời, gửi mail hoặc tin nhắn thông báo về sản phẩm mới đến NTD.

- Nghiên cứu cũng tìm ra có sự khác biệt giữa giới tính và thu nhập đến yếu tố này. Theo đó, nữ giới và người có thu nhập cao ổn định sẽ có Nhận thức sự hữu ích cao hơn nam giới và các nhóm thu nhập khác. Vì vậy, cần tiếp cận và cải thiện nhận thức sự hữu ích với những người tiêu dùng nam và những người thuộc nhóm thu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮMTRỰC TUYẾN TRÊN TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬSHOPEE CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. THỦ ĐỨC 10598400-2210-010235.htm (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w