M ỘT GIẤC ỘNG KỲ DỊ
ĐỨC BỒ TÁT HẠ TRẦN
Cũng vào thời này, gặp Đức Bồ Tát (tiền thân Phật Thích Ca) từ cung trời Đạo Lợi giáng thế sinh vào lòng bà Sumana, vợ ông triệu phú Sirivada ở phía Đông thành vua. Lúc ấy cũng có một ngàn vị trời cùng giáng sinh với Đức Bồ Tát, làm con của một ngàn tiểu phú gia ở gần đó.
Đến kỳ khai hoa, Đức Đế Thích xuống để hoàn thuốc vào lòng bàn tay Đức Bồ Tát. Sinh ra khỏi lòng mẹ, Đức Bồ Tát có cầm hoàn thuốc. Mẹ Ngài thấy vậy hỏi?
• Con cầm vật gì trong tay?
Bồ Tát tuy mới sinh mà biết nói (vì nhờ pháp Ba La Mật) bèn đáp: • Thưa mẹ, đây là vị thuốc, ai có bệnh chi uống cũng lành.
Lập tức mẹ Ngài cho mài thuốc, bảo đem cho chồng uống, vì ông triệu phú đang mang bệnh bảy năm mà chữa không lành. Khi uống thuốc vào thì ông triệu phú bình phục như
xưa. Do đó đặt tên Bồ Tát là Mahosatha.
Từđấy có tiếng đồn xa ai có bệnh chi đến cầu uống vào đều được lành cả.
Lên bảy tuổi, Đức Bồ Tát thường hiệp chơi với một ngàn trẻ nhỏ, con của tiểu phú gia. Một ngày nọ, đang cùng nhau chơi ngoài trời, bị trận bão to, các trẻđều sợ chạy tìm chỗđụt mưa gió. Đức Bồ Tát có sức mạnh hơn nên chạy đến trước, mấy đứa trẻ nhỏ kia chạy sau bị
mưa gió to té khóc. Sau lúc đó, Đức Bồ Tát liền nói với các trẻ kia rằng:
• Chúng ta hãy nên đậu tiền, mỗi người một lượng để cất phước xá. Các trẻ đồng ý.
Được tất cả 1000 lượng, Đức Bồ Tát mướn thợ cất năm phước xá: *Phước xá dành cho các Thầy Sa Môn, Bà La Môn.
*Phước xá dành cho người thương mãi.
*Phước xá dành cho người nghèo đói và phụ nữ mang thai.
*Phước xá dành để giảng đạo, phá nghi những điều khó hiểu.
*Phước xá dành cho các diễn kịch viên.
Cất xong Bồ Tát cho thợ vẽ nhiều bức tranh ảnh rất mỹ thuật. Lại có ao sen cây cối đủ
thứ, vườn hoa, hồ tắm nước trong trẻo thật ngoạn mục như trên thiên cung.
Khách bốn phương đi ngang qua đều ghé vào nghỉ mát, ngắm cảnh như ý muốn, Đức Bồ
Tát thường chăm nom, săn sóc và có trữ đủ các thức ăn, uống, tiện nghi ăn ở tắm rửa cho khách. Ai có điều nghi ngờđều được Đức Bồ Tát giảng giải phá nghi theo ý nguyện.
Vềđức vua Videharaja sau giấc chiêm bao kỳ lạ kia hằng tưởng nhớđến lời dựđoán của bốn vị giáo sư, nên cho quan quân đi xem xét dò la bốn phương để tìm nghe tin tức bậc trí tuệ. Các thám tử dò xét đến hướng đông, gặp các phước xá của Đức Bồ Tát mướn thợ cất thật là đẹp. Hỏi han thì chúng dân cho biết những phước xá này không phải tự nhiên mà thợ
làm được mà nhờ Mahosatha mới lên bảy tuổi, có nhiều trí tuệ, dạy cho thợ cất và vẽ tranh
ảnh đó. Vị thám tử nghe qua, rồi tính từ ngày đức Vua nằm mộng đến nay là bảy năm, nên
định chắc rằng đây là bậc trí tuệ ứng theo điềm mộng của nhà vua. Liền đó ông viết sớ tâu lên vua rõ.
Đức vua hỏi ý kiến bốn vị giáo sư các vị này sợ có bậc trí tuệ đến thì mình mất lời nên tâu rằng:
• Xin để cho quan quân xét lại cho kỹ rồi sẽ hay, chớ sự cất phước xá dù tốt đẹp đến
đâu, ai cũng có thể tạo được.
Đức vua nghe theo nên truyền cho thám tửở lại nơi đó chờ xem coi có chi lạ nữa không? CHUYỆN ANH TRỘM BÒ NGỚ NGẨN
Một ngày kia, có người lái bò ở gần đấy thả bò cho ăn, còn anh chàng thì nằm nghỉ dưới bóng cây rồi ngủ quên. Kẻ trộm thấy vậy dẫn bò đi. Người chủ thức dậy không thấy bò, tìm xem thì biết mình bị kẻ trộm. Anh rượt theo kịp, đòi bò lại. Kẻ trộm cũng dành là bò của y. Hai người cãi nhau đến gần phước xá của Đức Bồ Tát. Ngài nghe sự việc biết rõ là bò của ai, nhưng muốn cho công chúng phân minh. Ngài bèn hỏi kẻ trộm:
• Bò nầy anh mua từđâu?
• Thưa bò nầy của tôi sinh ra tại nhà.
• Anh cho nó ăn vật chi?
• Thưa cho nó ăn cháo hoặc đậu. Ngài bèn hỏi đến chủ bò:
• Anh được bò nầy từđâu?
• Tôi đã mua nó tại làng kia, có được nhiều người nghe thấy.
• Anh cho nó ăn vật chi?
• Thưa tôi nghèo chỉ cho nó ăn cỏ.
Đức Bồ Tát dạy người đem cháo đậu và cỏ để coi bò ăn vật nào. Thấy cỏ, nó chỉ ăn cỏ
theo lời khai của chủ bò, nên chủ bò được trả bò lại. Đám đông có mặt tại đấy bèn đánh đập kẻ trộm rồi đuổi đi.
GIẤU ĐẦU LÒI ĐUÔI
Có một thiếu phụ nghèo đến hồ tắm của Đức Bồ Tát thay y phục để trên bờ hồ rồi xuống tắm. Có cô nọ phát tâm tham lam đi ngay đến hỏi thăm đôi câu rồi lấy áo quần mặc thử
xong mang đi luôn. Thiếu phụđang tắm, bèn chạy lên đuổi theo nắm kéo lại và la: • Cô nầy lấy đồ của tôi.
Cô trộm kia cãi lại chính là y phục của mình. Phần đông nghe đều hội lại xem. Đức Bồ
Tát đang chơi với một ngàn trẻ em, nghe cãi nhau như thế liền hỏi: • Hai cô bằng lòng cho tôi xửđoán giùm chăng?
• Thưa chúng tôi vừa lòng lắm! Bồ Tát liền hỏi cô trộm:
• Vật nầy cô ướp bằng mùi gì?
• Thưa tôi ướp bằng mùi hoa thơm. Bồ Tát lại hỏi cô chủ:
• Cô thấm y phục bằng vật gì?
• Thưa tôi chỉ thấm bằng mùi hoa thường.
Bồ Tát bèn nhờ người nữ khác biết mùi thử coi thì rõ thật chỉ có mùi hoa thường.
Bồ Tát dạy trả y phục cho cô chủ và Ngài khuyên cô ăn cắp kia chẳng nên làm nghiệp xấu xa như vậy nữa.
Từđó tiếng đồn là bậc trí tuệ phi thường. ĐỨA BÉ BỊ QỦY DẠ XOA BẮT ĂN THỊT
Cô nọ ẵm con đi tắm. Cô để con nằm trên y phục rồi xuống tắm trong hồ sen. Trong lúc
đó có một nữ dạ xoa thấy muốn bắt đứa bé đểăn thịt nên biến thành một cô gái đến hỏi đứa bé ngộ nghĩnh rồi ẵm nựng, chốc lát bồng đứa bé đi luôn. Thấy vậy người mẹ đuổi theo kịp la:
• Tại sao bồng con tôi đi đâu?
• Đây là con tôi nào phải là con của cô.
Khi cả hai phụ nữ cãi nhau thì vừa đến trước phước xá của Đức Bồ Tát. Bồ Tát mời vào. Nhận thấy cử chỉ của hai người, Ngài biết rõ tự sự của hai người. Ngài liền hỏi:
• Hai cô có muốn tôi phán đoán giùm cho chăng? Cả hai cô đồng bằng lòng.
Bồ Tát dạy đểđứa bé nằm xuống rồi bảo Dạ Xoa nắm tay đứa bé, mẹ thiệt nắm chân. Và rồi Ngài tuyên bố:
• Người nào dành được là mẹ của đứa bé này.
Thế rồi hai phụ nữ kéo qua níu lại, làm cho đứa bé đau điếng, khóc la. Người mẹ thấy con khóc, động lòng từ bi buông con ra, đứng dậy than van, không nỡ làm cho con đau khổ.
Khi ấy Đức Bồ Tát lên tiếng:
• Lệ thường phụ nữ không phải là mẹ thì không có lòng thương xót con trẻ. Phụ nữ bắt
được đứa bé là kẻ trộm. Cô kia là mẹ thực, vì sợ tội nghiệp con, nên đành buông tay, thà mất con còn hơn để con chịu đau đớn.
Rồi Đức Bồ Tát hỏi nữ Dạ xoa: • Vì sao cô lại trộm con người ta?
• Thưa tôi mong ăn thịt nó.
• Nầy ác phụ từđây người không được tạo nghiệp dữ nữa, vì kiếp trước ngươi là kẻ ác, nay mới luân hồi làm Dạ Xoa. Ngươi làm như vầy có nên chăng?
Đức Bồ Tát khuyên bảo Dạ Xoa rồi dạy thọ trì ngũ giới. Người mẹ đứa trẻ hết lòng cảm tạ Đức Bồ Tát và từ biệt ẵm con ra về.
ANH LÙN MẤT VỢ
Có một thanh niên lùn tên là Agotra, anh đi làm thuê bảy năm mới cưới được vợ. Anh trang điểm vợ rất đẹp rồi dẫn vợ về quê hương. Đến một con sông, cả hai vợ chồng đều sợ, không dám lội qua. Lúc đó có một anh nhà nghèo tên là Diga lưng dài, cũng vừa đi đến nơi
ấy. Anh lùn bèn hỏi:
• Anh ơi sông này sâu hay cạn? Biết là người sợ nước, anh kia nói dối:
• Sâu lắm, có cả cá dữ.
• Tôi thường qua lại, sấu và cá dữđã quen nhau với tôi rồi, khônglàm gì tôi đâu.
• Vậy anh có thểđưa chúng tôi qua bên kia bờđược chăng?
• Được, không sao đâu, mà thầy và cô muốn tôi đưa ai qua trước?
• Đưa vợ tôi trước. • Được.
Diga liền khom lưng cõng vợ anh lùn xuống sông. Lúc ra xa bờ, anh nầy giả bộ rùn xuống để cho anh lùn kia thấy là sông sâu, rồi khuyên vợ anh lùn nên lấy anh làm chồng, vì anh giàu sang, có tôi tớ đông đủ. Bị gạt lại mê theo lời ngon ngọt, vợ anh lùn hoan hỷưng thuận. Khi qua đến bờ rồi, cả hai dắt nhau đi luôn.
Thấy thế sợ mất vợ, anh lùn liền lội đại xuống sông nhưng rồi lại sợ, trở lên lội xuống đôi ba lần. Cuối cùng vì quá yêu vợ nên liều chết, anh lội qua sông, lúc ấy mới rõ là sông cạn, anh lùn liền rượt theo kịp, anh la bảo anh lưng dài phải trả vợ lại. Hai bên cãi cọ nhau đến phước xá của Đức Bồ Tát.
Bồ Tát kêu hai bên vào, rồi hỏi anh lưng dài:
• Anh tên họ gì, cha mẹ vợ tên gì, làm nghề gì, vợ anh tên chi? Rồi Ngài hỏi anh lùn:
• Vợ anh tên gì? Cha mẹ vợ tên gì?
Kế Ngài hỏi đến người phụ nữ, biết rõ phía nào phải.
Đức Bồ Tát xin công chúng nghe và hiểu dùm coi ai phải, ai quấy. Ngài hỏi Diga: • Có phải anh là người cướp vợ người chăng?
• Dạ phải!
• Anh chẳng nên làm việc xấu như vầy nữa. Bồ Tát dạy giao vợ lại cho anh lùn Agotra.
Công chúng khen ngợi Đức Bồ Tát là bậc trí tuệ.
Vị thám tử vâng lệnh vua ở lại quan sát hành vi của Đức Bồ Tát có chứng kiến các việc trên nên dâng sớ về triều tâu lên vua rõ tất cả những phán đoán của Đức Bồ Tát:
Đức vua được sớ, bèn hỏi ý kiến bốn vị giáo sư. Họđồng tâu: • Xin Đức Vua nên chờ xem đã.