• Ngày xưa có một vị Ngũ thông tỳ khưu tên là Tinh Tấn Lực, ngồi dưới gốc cây trong núi rừng yên lặng mà tu đạo, cũng trong thời gian này tại nơi đây có bốn con cầm thú,
nương ở chung quanh là: chim cáp, chim quạ, con rắn và con nai. Có một đêm chúng nó tự hỏi nhau rằng mọi cái khổ trong đời thứ nào nặng hơn?
Chim quạ nhọn mồm có ý kiến trước:
• Đói khát lá khổ hơn hết, những khi đói khát thân ốm, mắt mờ, lòng dạ chẳng yên, trí óc lúc nào cũng lo nghĩ. Vì thế lắm khi thân buộc phải sa vào cạm lưới, chẳng tránh mũi tên nhọn được. Chúng ta tán thân thất mạng cũng chỉ vì đói khát.
Chim cáp lắc đầu không chịu nói:
• Theo ý tôi vẫn chưa thấm gì! Dâm dục là khổ hơn hết. Mỗi khi sắc dục bức bách thì không chỗ nào là không nghĩ tới. Cũng do đó mà bị nguy thân thiệt mạng. Nó báo hại hơn cả, chết thì an thân đã đành mà nếu sống tên tuổi bị chôn vùi kẻ khác đều khinh dễ.
Đến lượt rắn độc:
• Riêng tôi thì sự giận dữ là khổ hơn hết, mỗi khi giận là chẳng kể gì kẻ thân người sơ
và lắm khi làm hại mình, hại người khác nữa. Giận dữ trong chốc lát mà di hại muôn
đời. Các bạn có nhận ra như thế không? Cuối cùng, là con nai hiền từ ngây thơ lên tiếng:
• Tôi cho sự kinh hãi là khổ hơn hết, tôi ở trong rừng, lòng tôi lúc nào cũng hồi hộp run sợ những kẻ thợ săn, chó săn, lang sói, hễ nghe có tiếng động phảng phất, thôi thì tuôn chạy bán sống bán chết, ruột gan tan nát, bỏ cả mẹ con. Lắm khi bị sa hầm, sụp hố, sa lầy, chân không còn cử động được, nguy hiểm đến cả tính mạng nữa là khác.
Đó là nói chuyện may mà chạy thoát được, rủi thì lúc nào cũng rủi không chết bằng tên bằng đạn thì chết vì chó cắn, chết vì hùm, beo. Thế nên so với ý kiến các bạn tôi cho sự kinh hãi lo sợ là nguy hiểm nặng nề hơn hết.
Nãy giờ Tỳ Khưu Tinh Tấn Lực nghe trọn cả câu chuyện. Ngài mời bốn con vật lại gần rồi nói:
• Những điều các ngươi vừa nói đó chỉ là thứ khổ ngọn ngành, chứ chưa xét tới cái khổ
cội gốc. Nỗi khổ trong thiên hạ không gì bằng cái Thân. Thân là cái món đồ đểđựng mọi thứ khổ, cho nên ta bỏ tục xuất gia tu Đạo, chính vì muốn tiêu diệt ý tưởng xằng xiên, chẳng tham đắm thân tứđại giả dối mục đích là dứt nguồn gốc đau khổ vậy.
***