M ỘT VỤ PHAO VU
41. CON ĐẠI BÀNG ĐIỂU VÀ VỊĐẠO SĨ
Thuở xưa, có một điểu vương thường quen gọi là Đại Bàng Điểu ở trên cây gòn gần phía
đông bờ biển, có nhiều uy lực thần thông làm gió lớn, rẽ nước làm hai để bắt loài rồng đem về núi Tuyết Sơn làm thực phẩm.
Trong thời đó, có người thợ săn ngụ trong thành Kasikarafa từ bỏ gia đình, xuất gia tu hành trong vùng này, có cây đa gần tịnh thất của vịđạo sĩ, là nơi nghỉ trưa và cũng là chỗđi kinh hành của ngài.
Một ngày nọ, điểu vương bắt được rồng, đem đi ăn bay ngang cây đa, rồng dùng đuôi khoanh siết chặt cây đa, mong thoát chết. Điểu vương không hay biết dùng hết tốc lực bay lên làm cho cây đa phải trốc gốc đem rồng đến cây gòn rồi mổ ăn. Cây đa sa xuống biển tiếng động cả vùng, điểu vương giật mình xem lại mới biết là cây đa nên lo nghĩ, cho rằng
đây là cây đa nơi tu hành của vị đạo sĩ. Điểu vương tự hỏi: “như thế ta có tội chăng?” Vậy ta đến hỏi Ngài đạo sĩ xem.
Thế rồi Điểu vương biến thành một thanh niên đến tịnh thất của Đạo Sĩ. Đến nơi thấy đạo sĩđang sửa sang chỗ cây đa trốc gốc cho bằng phẳng.
Thanh niên giả như không hay biết chi cả, bèn bạch hỏi rằng: • Do nguyên nhân nào mà nơi đây có đất sụp như thế?
• Này cậu thanh niên! Có Điểu vương đi tìm thực phẩm, bắt được long vương rồi đem
đi. Long vương dùng đuôi siết chặt cây đa, Điểu vương dùng sức bay, đem Long vương đi luôn cả cây đa.
• Bạch, Điểu vương vô ý làm cây đa trốc gốc vì Long vương siết chặt, vậy ai có tội? • Nầy thanh niên! Điểu vương vô ý làm cây đa trốc gốc nên vô tội.
• Bạch, Long vương có tội chăng.
• Nầy thanh niên! Long vương cũng vô tội, vì sợ chết mà siết chặt cây đa. Khi vịđạo sĩđáp câu hỏi như thế, Điểu vương rất hài lòng nên bạch rằng:
• Tôi đây là Điểu vương cao quý hơn tất cả loài điểu đến đây để hỏi ngài cho rõ chánh tà. Tối rất hoan hỷ với ngài. Tôi có chú ngữ gọi là Alambayana, xin dâng Ngài, Ngài học để dành.
Đạo sĩđáp:
• Nầy thanh niên! Hãy trở vềđi, ta không mong được chú ngữđó đâu. Điểu vương khuyên giải yêu cầu vịđạo sĩ học rồi trở về chỗở.
Sau đó không lâu có người thợ săn nghèo khó, không nơi nương tựa, nên vào rừng tính tự
tử.
Đến tịnh thất của vịđạo sĩ xin ởđậu với ngài và xin hết lòng phụng sựđạo sĩ.
Vịđạo sĩ nghĩ rằng:
• Người thợ săn đây có nhiều công ơn với ta, vậy ta nên đem chú ngữ của Điểu vương mà truyền lại cho người này. Xét như thế, rồi vịđạo sĩ bèn đem câu chyện kể lại với dụng ý của mình.
Người thợ săn bạch:
• Tôi không cần chú ngữ. Vị đạo sĩ an ủi nhiều lần, rồi dạy chú ngữấy.
Khi học xong, người thợ săn ở thêm vài ngày, rồi từ giã đạo sĩ ra đi khỏi nơi ấy. Vừa đi vừa đọc thầm chú ngữ đó theo đường đến sông Yamana.
Khi đó có các long nữ đều là vợ của Bồ Tát Bhuridata cầu ngọc mani cho thành tựu theo sở nguyện. Ra khỏi long cung để ngọc mani trên bãi cát gần mé sông Yamana, các long nữ đem nhau dỡn nước trọn đêm, có hào quang của ngọc mani chói sáng.
Đến rạng đông, mặt trời vừa mọc, các nàng trang điểm y phục rồi ngồi chung quanh ngọc thần. Thình lình các nàng nghe tiếng người thợ săn đọc chú ngữ tưởng là Điểu vương, hoảng hốt sợ chết, trốn về long cung, bỏ ngọc mani lại trên bãi cát.
Người thợ săn Alambayana vô tình đi đến, thấy ngọc mani sáng chói, cả mừng, liền lượm
đem đi, rồi gặp hai cha con người thợ săn Somadata. Hai cha con người thợ săn này biết là ngọc mani của Bhuridata Bồ Tát đã cho mình khi trước, nên tỏ lời thiện cảm với Alambayana rồi nói:
• Nầy Alambayana! Ngọc mani rất quý, đem đến nhiều hạnh phúc, cho thành tựu mọi
điều mong muốn, anh được ngọc mani đó từđâu?
• Thưa anh! Tôi được ngọc mani này trên bãi biển hồi sáng sớm này.
• Bạn Alambayana! Ngọc mani nầy nếu người biết giữ gìn chân chánh thì nó sẽ đem
đến nhiều kết quả tốt đẹp, nếu không biết chăm nom cẩn thận, ắt có tai họa chẳng sai.
Đoạn nói tiếp:
• Anh là kẻ bất hạnh không gìn giữ ngọc mani ấy được, hãy đưa tôi đi, tôi sẽ trả vàng bạc đến anh.
• Này anh thợ săn, ngọc mani của tôi rất quý, tôi không tin lời anh, tôi không bán, cũng không đổi với bất cứ vật gì.
• Anh Alambayana! Anh không tin, không bán, vậy anh muốn cái chi?
• Nếu anh biết chỗ ngụ của Long vương có nhiều uy lực cho rõ giờ nào, tôi sẽ cho ngọc này đến anh trong giờấy.
• Vậy anh có phải Điểu vương biến hóa ra để tìm thực phẩm chăng?
• Không, tôi là người thuần tục trong nghề bắt rắn, tôi có tên rõ rệt là Alambayana nếu anh biết Long vương trong nơi nào, hãy chỉ ngay đi.
VÌ VIÊN NGỌC ĐÀNH NẠP LONG VƯƠNGCHO ANH BẮT RẮN CHO ANH BẮT RẮN
• Alambayana! Uy lực của anh thế nào mà dám bắt Long vương?
• Điều vương có dạy chú ngữ cho đạo sĩ đang tu hành trong núi. Tôi vào ngụ nơi đấy và hết lòng phụng sự Ngài cả ngày lẫn đêm, nên Ngài từ bi thương xót truyền lại chú ngữấy cho tôi. Chú ngữ rất linh ứng, vì thế mà họ gọi tôi là Alambayana. Tôi là thầy cả của thầy bắt rắn đây.
Người thợ săn nghe qua liền bàn với con:
• Nầy con Somadata! Ta chỉ Bhuridata cho Alambayana đi hay thế nào?
• Thưa, Đức Bhuridata có đại ân với ta. Ngài cho cha hưởng giàu sang, vinh hiển, lẽ đâu cha lại lấy ân đáp oán cho đành. Cha không nên làm điều tội lỗi như thế. Cha mong được của cãi hãy đến Ngài mà xin đi muốn bao nhiêu sẽ được như nguyện. Còn chỉ Ngài Bhuridata cho kẻ khác làm hại thật là không nên, cha chớ nên phản bạn, tội này thật xấu xa, đê hèn lắm, sẽ chịu hành phạt nặng nề trong địa ngục.
Những thợ săn xưa kia tạo biết bao nghiệp ác mà họđâu có bị quả khổ chi. Tội lỗi cứ tràn
đầy “tắm sông Hằng thì hết tội”.
Nói xong, người thợ săn bèn dẫn Alambayana đến Bhuridata (Bồ Tát) trong khi Ngài
đang thọ Bát quan trai giới trong động (Bồ Tát Bhuridata là tiền thân của Phật Thích Ca).
Somadata, con của người thợ săn là kẻ biết ơn, khi đã dùng hết lời để ngăn cản cha không nghe, nên chỉ trích nhiều điều rồi tuyên bố cho chư thiên nghe:
• Thưa chư thiên, xin các ngài chứng minh, tôi không đi cùng người có tội như thế mặc dù đó là cha của tôi.
Somadata nói xong từ bỏ cha xuất gia làm đạo sĩ, hành thiền đắc phi định và thần thông, sau khi mạng chung được sanh lên cõi phạm Thiên.
Người thợ săn không nghĩđến con nữa gọi Alambayana:
• Anh đừng có lo buồn, hãy theo tôi, sẽđược gặp Long Vương.
Anh ta dẫn Alambayana đến chỗ Bhuridata (Bồ Tát) đang trì giới chỉ cho Alambayana: • Anh hãy bắt Long vương và cho ngọc mani đến tôi đi.
Alambayana thấy Bồ Tát thì hoan hỉ vui thích, bèn liệng ngọc mani trên bàn tay người thợ săn. Ngọc mani rớt xuống đất biến luôn về long cung. Chỉ trong giây lát anh thợ săn tiêu tan cả bao nhiêu hy vọng.
Anh đã không được ngọc mani, lại bị người con bỏ lánh đi mất và điều đau khổ hơn cả là phải xa lìa bạn lành là Đức Bồ Tát, vì hắn là kẻ bạc ân.
Bồ Tát thấy người thợ săn dẫn Alambayana đến, Ngài bèn nghĩ:
• “Người thợ săn nầy nhờ ta đem xuống long cung cho hưởng mọi điều hạnh phúc, khi về ta cho nhiều báu vật. Nay lại dẫn thầy bắt rắn đến hại ta. Nếu ta bất bình làm hại hắn rất dễ, nhưng không nên, vì ta là người thọ trì giới. Vả lại ta đã phát nguyện: kẻ
nào mong được da thịt, máu và xương ta, thì hãy dùng tùy theo sở thích. Nay Alambayana đã kiếm được ta, hắn muốn làm gì ta tùy ý, ta không khi nào sân hận bất bình. Ngài tưởng đến lời nguyện như vậy, rồi nhắm mắt nằm im không động”.
Alambayana dùng thuốc nhai phun cùng tay chân đọc chú ngữ xong mới đến gần Bồ Tát, nắm đuôi kéo ra khỏi gò mối, nắm cứng đầu Bồ Tát nạy miệng ra, nhổ thuốc vào miệng Bồ
Tát thật đáng thương xót. Xong hắn nắm đuôi đưa lên đầu trở xuống cho mửa thực phẩm ra rồi để nằm dài trên đất, dẫn (Bồ Tát) tới dẫn lui như thuộc da, máu chảy ra theo miệng và mũi. Thật là vô cùng khổ não!
Hắn hành hạ bao nhiêu Bồ Tát vẫn nhẫn nại chịu đựng không oán giận. Ngài chỉ chăm chú trì Bát quan trai cho trong sạch.
Alambayana làm Bồ Tát yếu sức, mới bứt giây làm giỏ nhốt Bồ Tát. Hắn dùng chân đạp Bồ Tát vào rồi quảy vào xóm, báo tin cho dân chúng biết đến xem rồng múa nhẩy.
Khi có người tựu hội đông đủ, Alambayana mở giỏ kêu Bồ Tát ra dạy làm thân hình to lớn xong bảo làm nhỏ lại, làm cho cao, làm cho thấp, làm cho mình đỏ, trắng, vàng, xanh, làm cho mất nửa mình, phun ra tia nước, lửa, khói v.v... Alambayana dạy thế nào Bồ Tát cũng làm theo cả.
Dân chúng xem rồi, ai ai cũng thương hại Bồ Tát, không ngăn giọt lệđược.
Ngày ấy Alambayana thu góp tiền của dân chúng đếm được một ngàn lượng.
Trước kia hắn nói khi được một ngàn lượng thì hắn thả Bồ tát nay được một ngàn lượng hắn còn mong được nhiều nữa.
Alambayana đem Bồ Tát cho dân chúng xem từ làng này sang quận nọ, lần lượt đến kinh
đô Bàrànasì. Alambayana đem cơm tẩm mật cho Bồ Tát dùng nhưng Ngài không dùng. Alambayana vào chầu Đức vua Bàrànasì và xin phép đem Bồ Tát vào múa trong đền. Đức vua cho thông báo cho dân chúng hay, đề vào xem rồng của Alambayana múa trong ngày Bát quan trai giới.