M ỘT GIẤC ỘNG KỲ DỊ
CỖ XE NGỰA BỊ MẤT CẮP
Có một người chủ xe, đem xe đến gần vườn rồi đi tắm. Đức Đế Thích xem thấy muốn làm sáng trí tuệ của Đức Bồ Tát cho rạng rỡ hơn trong đời, nên Ngài liền hiện xuống trộm chiếc xe đem đi nơi khác.
Người chủ xe sau khi tắm xong, không thấy xe đâu. Xem kỹ thấy người trộm xe đang
đánh xe đi. Đuổi theo kịp, người chủ xe níu xe lại. Hai bên đều viện lẽ là xe của mình, cãi nhau đến phước xá của Đức Bồ Tát.
Đức Bồ Tát mời hai người vào, rồi Ngài hỏi qua rõ chắc ai là chủ xe, Ngài hỏi hai người: • Có vui lòng cho tôi xửđoán không?
• Thưa, chúng tôi chịu.
Bồ Tát bảo ai chạy theo kịp chiếc xe là chủ của chiếc xe đó.
Chủ xe chạy theo kịp một lúc rồi mệt, theo nữa không nổi. Về phần Đức Đế Thích đuổi theo kịp xe, chẳng thấy mệt nhọc chi cả.
Đức Bồ Tát cho công chúng biết rằng:
• Người theo kịp xe mà không mệt nhọc chi cả, đó là Đức Đế Thích trên Đạo Lợi Thiên cung.
Ngài hỏi Đức Đế Thích:
• Có phải Ngài là Đức Đế Thích hiện xuống đây chăng? Đức Đế Thích niềm nởđáp:
• Nầy cháu là bậc trí tuệ, thật vậy, ta là trời Đế Thích.
• Do nhân nào Ngài đến đây làm như thế?
• Vì ta muốn cho trí tuệ Bồ Tát thêm rõ rệt.
Nói xong Ngài bay lên hư không, tuyên bố khen ngợi trí tuệ Ba La mật của Bồ Tát, rồi Ngài trở về trời.
Vịđại thần chứng kiến thêm việc này nữa, trở về trào tâu với Đức Vua Videharaja rằng: • Tâu Hoàng Thượng! Em Mahosatha xử đoán thật là phân minh, hợp với công lý cho
đến Đức Đế Thích hiện xuống thử cũng cho là bậc trí tuệ phi thường. Đức vua bèn phán hỏi bốn vị giáo sư.
• Nên mời em trí tuệđến hay thế nào?
Bốn vị giáo sư lại lo sợ cho địa vị mình bị lu mờ, cùng tâu rằng: • Tâu! để chờ xem thêm nữa đã.
Đức vua không cách nào khác đành bỏ qua cơ hội. Tuy nhiên Ngài luôn luôn suy nghĩ đến vị thần đồng, trí tuệ cao siêu kia.
Bữa nọ, Đức vua muốn thử thách Mahosatha liền dạy người chuốc cây bằng phẳng hai
đầu, rồi gởi đến hỏi dân trong làng Bồ Tát ai biết đầu nào gốc ngọn. Người nào biết phân biệt rõ rệt nhà vua sẽ ban thưởng một ngàn lượng vàng.
Nhân dân trong làng không một ai phân biệt được, bèn đem đến cho triệu phú Sirivada thân phụ của Bồ Tát. Vị triệu phú gọi con đến rồi trình bày khúc cây đó. Bồ Tát đem khúc cây thả trong nước, đầu chìm trước đầu chìm sau và Ngài hỏi công chúng:
• Lệ thường cây cối đầu gốc nặng hay đầu ngọn nặng?
• Thưa phía gốc nặng hơn.
• Phải rồi, gốc nặng hơn ngọn.
Cha Đức Bồ Tát tâu lên Đức vua rõ. Đức vua thỏa thích vô cùng.
Lại một lần khác, Đức vua gởi hai cái đầu lâu, dạy dân chúng quan sát coi, đầu nào của phụ nữ và đầu nào của người nam.
Chúng dân tìm không ra bèn gởi đến Đức Bồ Tát.
Ngài giải rằng:
• Lệ thường phụ nữ có đầu tóc rẽ ngay. Các người trả lời thếđi.
Đức vua nghe rất khen và hỏi ý kiến bốn vị giáo sư nọ. Họ cũng tâu vua chờ xem đã.
Đức vua nghe lời, nhưng muốn thử thách lần nữa. Ngài dạy dân làng của Bồ Tát phải nộp bò có sừng nơi chân, có đuôi ởđầu, kêu mỗi ngày ba lần. Nếu kẻ nào không nộp sẽ bị phạt một ngàn lượng.
Đức Bồ Tát dạy:
• Có sừng nơi chân tức là cựa gà, có đuôi ở đầu tức là mồng gà, kêu mỗi ngày ba lần không gì tức là gà gáy.
Đức vua nghe được rất hoan hỷ.
Đã nhiều lần thấy Bồ Tát Mahosatha trả lời đúng đắn theo câu hỏi, Đức vua hết lòng hoan hỉ chỉ mong mau được gặp Bồ Tát, nên bàn với bốn vị giáo sư. Họ cũng ngăn cản nữa.
Phen nầy nhà vua không nghe. Ngài dạy dọn long xa cho Ngài ngựđi rước Bồ Tát.
Ra khỏi thành không bao xa, ngựa bị vấp chân té đi không tiện nên phải trở về. Bốn vị
• Tâu Hoàng thượng! Vì không nghe lời tâu của chúng hạ thần nên Hoàng thượng mang tai nạn như thế. Tâu Hoàng thượng! Không cần Hoàng thượng phải ngự xe khỏi đền, Ngài chỉ gởi câu đố:
“Ngày trước trẫm ngự đi tìm cháu, ngựa bị vấp té, nên phải hồi trào. Cháu phải gởi ngựa tốt hoặc ngựa hay hơn cho Trẫm”
Thì tất nhiên Mahosatha sẽ vào chầu bệ hạ, bằng không sẽ có ông triệu phú là cha của Mahosatha đến chầu. Ngựa tốt tức là Mahosatha mà ngựa hay hơn tức là thân sinh của Mahosatha. Nếu là bậc trí tuệ thật, Mahosatha sẽ đến, bằng không cũng cho thân sinh vào chầu.
Nghe bốn vị giáo sư tâu như thế, Đức vua bèn làm y theo.