M ỘT KIẾP SỐNG NGỰA TRÂU
59 LỬA ĐỊA NGỤC
Khi Đại Đức Miloka chưa xuất gia, Ngài là một người thợ săn rất giỏi, mỗi ngày giết rất nhiều thú. Ngày nọăn cơm xong không có nước uống, Ngài mới đi tới một tư thất của một vị Đại Đức trong rừng tìm nước uống. Khi dở nắp hũ nước ra không thấy có nước, ông ta nổi giận nói: “Thầy Tỳ Khưu ăn cơm của tín đồ xong lo tìm chỗ thanh tịnh ngủ, chỉ có nước
để uống mà cũng không có một giọt để làm thuốc, thật là tệ”.
Vị Đại Đức nghe vậy, lấy làm lạ, nghĩ rằng: “Ta đã múc đầy nước rồi, tại sao người này lại nói không có?” Ngài mới đến chỗ hũ nước xem coi, thấy nước vẫn còn đầy. Ngài mới múc cho ông thợ săn ấy một gáo. Ông uống cả thẩy ba mươi hai gáo, khi uống xong ông ta mới nghĩ: “Kiếp sau của ta sẽ ra sao kìa? Ta làm nhiều tội lỗi đến nỗi hũ nước đầy mà ta không trông thấy”.
Ông ghê sợ tội của mình đã làm, nên xin xuất gia. Sau khi xuất gia xong, ông cố hết sức hành đạo nhưng không bao giờ tâm ông trụ lại. Vì khi ông tham thiền thì ông trông thấy những con thú ông giết bằng cách này, bằng cách nọ, thật là ghê sợ. Ông cảm thấy ông không thể hành đạo được, mà ở ăn của tín đồ càng thêm tội, nên ông xin với Thầy Tế Độ
cho ông hoàn tục.
Thầy Tế Độ bèn dạy: “Được, nhưng người phải đốn cây tươi chất cho thật nhiều lại cho ta, rồi ngươi đốt cho cháy hết đi”Ông ráng làm nhưng không thể nào đốt cây tươi cháy được.
Thầy Tế Độ thấy vậy mới nói: “ngươi để đó cho ta”. Rồi Ngài dùng thần thông lấy một
đốm lửa bằng con đom đóm từ địa ngục lên để vào đống cây tươi thật to ấy, đống cây ấy cháy trong nháy mắt, chỉ còn tro thôi.
Khi ông ta biết đó là lửa địa ngục, rất lấy làm kinh sợ mới hỏi Thầy rằng: “Bạch Thầy, Phật đạo có thểđưa con người khỏi khổđược chăng? Nếu có thật đệ tử nguyện hết lòng tinh tấn tu hành để giải thoát”
Từ ngày ấy ông rán hết sức tu hành không hề xao lãng. Khi nào tham thiền mà bị buồn ngủ thì ông lấy khăn nhúng nước bịt đầu, còn chân thì ngâm trong nước.
Ngày nọ, ông đổ nước vào lu xong, còn cái nồi nước ông để trên vế, những giọt nước còn dư nhiễu xuống. Ông thầy Tế Độ thấy vậy mới dạy rằng: “Quyền chức thường đến cho người siêng năng, có trí nhớ, việc làm trong sạch, suy nghĩ trước mới hành động sau, người hành theo Chánh Pháp và không dễ duôi”. Ông nghe câu ấy liền suy nghĩ rằng: “Đã gọi là siêng năng thì như ta đây là người có trí nhớ, việc làm chân chánh, suy nghĩ trước thực hành sau, đã thu thúc ở trong chánh pháp không dễ duôi”. Ông tu hành trong sạch, giới hạnh thanh cao, ông dùng trí tuệ quan sát thân này là vô thường, khổ não và vô ngã, đắc được quả
A La Hán. ***
60. - SỞ NGUYỆN
Lúc quá khứ có một vị Trưởng Giả ở thành Ba Nại La tên là Akitta là tiền thân của Đức Phật Thích Ca. Sau khi cha mẹ quá vãng. Ông nhận thấy đời là vô thường, khỗ não, vô ngã, và quan niệm được rằng sau khi dứt ba tấc hơi thì mọi vật ở đời mình đều không đem theo
được một vật nào, mà chính thân mình cũng không đem theo được. Vì vậy nên Ngài mới bố
thí hết của cải của Ngài không biết bao nhiêu mà kể. Rồi Ngài xuất gia làm Đạo sĩ ở trong rừng Tuyết Lãnh.
Ngài hành theo hạnh Tri túc. Ngài chỉ ăn lá cây và trái cây rụng gần bên Ngài thôi. Pháp hành cao thượng của Ngài như thế làm cho nóng đến Đức Đế Thích. Khi ấy Thiên Vương
Đế Thích mới hiện xuống và nói với Ngài rằng: “Bạch Ngài, tôi lấy làm trong sạch với hạnh tri túc của Ngài. Vì vậy tôi mới đến đây và xin hứa với Ngài rằng: “Ngài mong ước điều gì, tôi xin vui lòng giúp Ngài đoạt thành như ý”?
VịĐạo sĩ ấy đáp rằng: Tâu Đại Vương, lời hứa của Ngài thật là quý giá, nhưng sự mong
ước của bần đạo không có gì khó.
Thiên Vương nói: “Trẫm biết rồi, chính Đại Đức thọ thực lá và trái cây rụng gần bên Ngài thôi”.
Đạo sĩ nói: “Tâu Đại Vương, hiện giờ lá và trái cây ấy vẫn còn. Nếu Đại Vương có lòng từ bi ban bố hạnh phúc cho bần đạo, thì bần đạo có một điều rất mong muốn là...”
Đức Đế Thích nói: “Đại Đức cứ thật tình bảo cho tôi biết, tôi hết lòng giúp đỡ Ngài, thuốc men hay là y phục vân. vân... xin Ngài cứ bảo:
Đạo sĩ nói: “Tâu Đại Vương, không! Bần đạo không cần những thứ ấy.”
Đức Đế Thích nóng lòng hỏi: “Vậy vật chi, bạch Đại Đức”?
VịĐạo sĩ nói: “Điều cần nhất là đừng cho tôi gặp kẻ ác, không bao giờ làm việc gì có kẻ
ác nhúng tay vào.”
Vị Đạo sĩ nói: “Chẳng những thế xin cho tâm hồn của bần đạo không ưa thích và xu hướng theo kẻ ác”.
Đức Đế Thích nói: “Vậy lời thỉnh cầu của Ngài là không bao giờ muốn gặp, mặc dù là tin tức của kẻ ác Ngài cũng xin đừng nghe đến.”
VịĐạo sĩđáp: “Phải, đúng như vậy!”
Đức Đế Thích hỏi: “Bạch Ngài, Ngài có thể cho tôi biết người ác đã từng làm gì đối với Ngài?”
Đạo Sĩ nói: “Tâu Đại Vương, xin Đại Vương đừng bắt buộc tôi nói chuyện đã qua của kẻ
khác đã làm. Nhưng bần đạo xin nói sơ lược hành động của người ác là:
1/ Kẻ ác hằng rủ người làm điều sai lầm.
2/ Kẻ ác làm chuyện không phải phận sự của chúng.
3/ Kẻ ác thường nhận thức sai lầm, cho quấy là phải.
4/ Kẻ ác, mặc dù chúng ta nói sự chân thật, lời hay lẽ phải, họ cũng không nhận thức, mà còn hờn giận, trách oán gây thù.
5/ Kẻ ác không chịu hành theo lẽ phải, nghĩa là không theo luật lệ chánh phủ.
Người ác thường hay có những điều xấu xa như thế nên bần đạo nguyện lánh xa. Đó là sở
nguyện của bần đạo. ***
61. – NÀNG ÁC PHỤ XÓM TRIỀU DƯƠNG Xóm Triều Dương dưới chân núi Trà Lũng rất thanh tịnh nên thơ. Nhưng có một thời cây