M ỘT LỘC BÌNH, ỘT ẠNG NGƯỜ
24 SANH DIỆT LẼ THƯỜNG Câu chuyện thương tâm này xảy ra tại thành Ba La, nay xứẤ n Độ
Là tiền kiếp của Đức Thế Tôn, Ngài sanh làm một người nông dân Bà La Môn. Cảnh nhà không đến nỗi nghèo khổ song vợ chồng ông Bà La Môn phải vất vả suốt ngày vào việc
đồng áng vườn tược, việc vặt vạnh quanh nhà. Tuy suốt năm đầu tắt mặt tối hai người vẫn thương yêu quý trọng nhau như thuở ban đầu.
Chẳng bao lâu người vợ sinh hạ được một nam một nữ. Gia đình sống trong cảnh hạnh phúc đẩy đủ.
Để xây dựng lần tương lai cho con, ông bà bèn cưới vợ cho cậu con trai.
Hằng ngày từ sáng sớm đến chiều tối hai cha con lo việc đồng áng. Buổi trưa về nhà mất công, nên có đứa đầy tớ gái đem cơm ra ngoài ruộng cho hai người.
Có một điều đáng chú ý là ông hằng khuyên nhắc gia quyến nên niệm tưởng đề mục chết cho thường xuyên. Ông giải thích: “Các pháp sanh diệt là thường và mọi người chớ nên dễ
duôi quên nhiệm vụ.”
Một hôm nọ vào lúc nửa buổi ông Bà La Môn đang đánh trâu bừa thửa ruộng còn cậu con trai đốt cỏ trên bờ.
Việc rủi ro đâu xảy đến: đống cỏ khô đang đốt lại ở gần một hang rắn hổ, lửa cháy bừng bừng hơi nóng và khói tỏa vào hang, nghẹt hơi thở không được làm cho vợ chồng nhà rắn tức giận bò ra. Gặp lúc chàng thanh niên đang ngồi gần đó, rắn liền mổ vào chân làm cậu ngã liền ra bất tỉnh.
Người cha mải lo cày bừa không hay biết gì cả. Thấy con lâu trở lại, ông mới nhìn qua
đống rác thì thấy con đã nằm dài. Ông lật đật bỏ bừa chạy lại thì than ôi! Mình mẩy đứa con thân yêu đã thấm độc xanh tím và chết cứng tự bao giờ.
Theo thường tình thế gian, thì chắc ông Bà La Môn sẽ khóc rống lên như ai và kể lể
nghẹn ngào rồi ma chay sẽđược tổ chức rườm rà tốn kém.
Nhưng đối với ông Bà La Môn lại khác. Ông không chút nao lòng, không một tiếng than, không một giọt nước mắt, và bình tĩnh hơn lúc nào hết. Ông sờ sẫm vào con, lật qua lật lại xem còn có thể cứu được không.
Sau khi nhận thấy vô phương cứu chữa, ông bèn ẳm thi hài đứa con đem đặt dưới một tàng cây to mát mẻ rồi trở lại tiếp tục cày bừa như không có việc gì xảy ra cả.
Thật là một cử chỉ phi phàm!
Sau lúc đó không bao lâu ông thấy một người quen trong xóm và ở gần nhà ông đi làm về. Ông bèn nhờ người ấy nói lại với gia đình biết, phần cơm trưa hôm nay thay vì hai phần
như mọi hôm chỉ nên đem lấy một thôi và toàn thể gia quyến nên đến cùng một lượt không nên để người tớ gái đi một mình.
Ngoài ra ông không nói gì thêm về tai họa lớn vừa xảy ra cho gia đình ông.
Nghe qua câu chuyện người hàng xóm, nội nhà đều biết cậu hai đã chết, song cũng y như
ông ta, không ai nhào khóc than van như thường tình. Thậm chí đến nàng dâu cũng không có một cử chỉđau buồn gì đối với người đầu ấp tay gối của mình lâu nay.
Mọi người đều rất bình tĩnh và trầm lặng trong ý nghĩa cao sâu.
Theo như lời dặn, cả gia đình ông Bà La Môn trưa hôm ấy lo cơm nước xong đưa nhau ra ruộng, có cả mặt đứa tớ gái nữa.
Đến nơi thấy thi hài người thân yêu, ai ai cũng như nhau không có một lời tiếc than bộc lộ ra ngoài. Họđều can đảm chấp nhận lấy số phận như chàng thanh niên kia đã chấp nhận cho số phận ngắn ngủi.
Dưới tàng cây họ im lặng đặt tràng hoa lên thân mình người yêu quý đã lạnh cứng. Rồi liền đó họ thiết lập một hỏa đài đơn sơ bằng những cành cây khô mát ở chân đồi.
Ngọn lửa bắt đầu cháy, khói từ từ quyện lên cao và hòa vào không gian vô tận... lửa càng cao khói càng đậm và trong làn khói phủ cả một bầu trời đen tối ấy, tang quyến cảm thấy thấy thoảng qua một cái gì biệt ly và tan vỡ. Là cha, mẹ, là vợ, là em, sự thương tiếc thường tình của con người không hẳn không có, nhưng họ là người giác ngộ nên đã biểu lộ tình cảm ấy theo một khía cạnh sâu sắc tinh vi hợp lẽđạo hơn.
Nhìn ngọn lửa đang táp cháy thi hài cậu hai, tai nghe tiếng lách tách của lửa lẫn lộn với tiếng thịt nứt, máu tỏa ra để rồi cháy khô đen, họđã không khóc, mà trái lại còn cho đó là một cơ hội để họ thử thách và đo lường khả năng hành thiền của họđã tiến hóa đến đâu rồi. Và trong cuộc thử thách cam go ấy, họđã chiến thắng hoàn toàn, còn Ma Vương phiền não là kẻ chiến bại thảm thương.
Khi hỏa đài đã sụp, ngọn lửa sắp tàn, và trong đống than nóng hổi người con trai, người chồng yêu quý, người anh gương mẫu ấy chỉ là nhúm tro trắng. Vợ chồng ông Bà La Môn cùng đám con chầm chậm ra về, Mặt trời đã xế chiều, ánh dương đã mờ, nhưng trong lòng họ đã phát ra một ánh sáng mới. Họ đã thấu hiểu lời dạy của Phật: “Cái rầu buồn phiền muộn là quả của một tình thương ích kỷ. Thương yêu sinh uất ức, sinh lo sợ, dứt được thương yêu thì uất ức lo sợ không còn”.
Quá cảm phục cử chỉ của năm người trong gia đình ông Bà La Môn, đức Đế Thích Chúa của hai cõi trời Tứ Đại Thiên Vương và Đạo Lợi liền biến thành một ông lão, chậm chạp bước đến gần họ và hỏi:
• Tại sao tang quyến không khóc chắc có lẽ người chết kia là thù nhân của gia đình chăng?
Ông Bà La Môn đáp:
• Rắn già lột vỏ, thì tiếc gì cái vỏ cũ xì kia. Vô thường là thế, tiếc thương than khóc có ích gì.
Bà vợ ông tiếp:
• Nó đến tôi không gọi, ra đi nó cũng không lời từ giã. Lửa cháy nó không biết nóng, thì lời khóc than sao nó biết được?
Người con gái đáp:
• Khóc than chỉ tổ ốm gầy, lợi được gì mà người thêm chuốc lấy bệnh hoạn? Kiếp sống phũ phàng thì than thở có ích gì?
Người quả phụ trẻ tuổi nói tiếp:
• Trẻ con thường đòi cho được mặt trăng nhưng dù cha mẹ có thương, có chiều, liệu có
đem mặt trăng xuống cho con được không?
Tôi khóc than, nào khác kẻ khùng! Vì có khóc cho mấy, chồng tôi đâu có nghe? Đâu có thể sống dậy với tôi được?
Người đầy tớ gái đáp:
• Nồi kia đã bể đi, không phương hàn gắn. Chủ tôi cũng vậy, tôi than phiền có ích gì! Hàn nồi đất bể là chuyện điên ai làm?
***