-C ẠM BẪY CỦA TRẦN GIAN

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 110 - 111)

M ỘT GIẤC ỘNG KỲ LẠ

48. -C ẠM BẪY CỦA TRẦN GIAN

Trong bộ chú giải Visuddhimagga có sách: trần cảnh như một thứ nhựa rất dẻo và rất dính. Mùa nắng nhựa ấy chảy ra dưới gốc cây, trông thấy như một miếng nhung đẹp.

Có một con khỉ lại gần, thấy nhựa tưởng là tấm nhung bèn ngồi lên, bị dính cứng vào nhựa. Khỉ chống hai tay đểđứng lên, tay lại dính luôn, liền dùng hai chân chõi lên đểđứng dậy, hai chân cũng bị dính. Khỉ tìm đủ cách để thoát thân nhưng vô hiệu quả, sau rốt khỉ

dùng miệng để cắn mong gỡ nhựa thì cả mồm cũng bị dính luôn. Trước tình cảnh ấy ai là người thương xót cho con khỉấy.

Riêng người không mắc phải nhựa ấy. Nhưng lại mắc một thứ nhựa càng dẻo càng dai càng dính chắc hơn các thứ nhựa khác là trần dục. Khi còn nhỏở trong gia đình thư thả, sau có vợ là bắt đầu dính, như khỉ dính cái mông, sau có con như khỉ dính hai tay, có tiền của cũng như khỉ mắc thêm hai chân, đến lúc có quyền cao chức trọng càng dính như khỉ mắc luôn cả cái mồm chỉ còn ngồi đó chịu chết thôi.

Thật ra tâm con người thường bị dính vào tài sắc, lợi danh khó mà gỡ cho ra được, chỉ do nhờ thiền định là phương pháp chữa và sửa lần. Không cho tâm si mê trong trần cảnh nữa.

Thuở xưa xứ Ấn Độ trước khi làm lễ hỏa táng người nhà dùng chỉ buộc hai tay, chân và cổ. Không ai hiểu nghĩa ấy ra sao. Có người đến hỏi Đại Đức Kala, Ngài giải rằng:

• Con là cái vòng buộc cổ, vợ là cái vòng buộc chân, của cải là cái vòng buộc tay. Vì thương con, nên không tu hành gì được chỉ lo kinh doanh để sự nghiệp lại cho con, mà quên mình già và chết. Cũng vì thương vợ nên ráng lo bôn tẩu để tìm chút danh vọng cho vợ được hãnh diện với chúng bạn, không nhớ rằng: những tội lỗi mà ta đã làm không ai chịu thế được. Vì thưong mến vợ con nên không thể đem tiền của ra giúp đỡđồng bào, vì sợ hết tiền của cho vợ con dùng, vì vậy nên của như sợi giây cột tay.

Tục lệ nầy dùng để dạy người đời bằng cách gián tiếp rằng: con người khi đến chết vẫn còn phải bị cột chặt vào ba nơi là con, vợ, và của cải. Thật ra tâm người bao giờ cũng còn mến tiếc ba điều kể trên như sợi dây cột chặt lại không bao giờ giải thoát được.

Đức Thế Tôn dạy ta phải kính trọng thiền định nghĩa là phải cố chuyên trì hành theo không cho gián đoạn. Như kinh sách đã nói, thiền định là nấc thang thứ nhì (sau giới) đểđi

đến nơi giải thoát. Vậy một khi chúng ta biết đời là bể khổ nên cố gắng niệm Phật, đành rằng ta không thể giải thoát trong kiếp nầy, nhưng đó là duyên lành để trợ lực về sau vì là nhân mài dũa một phần nào của phiền não hiện tại.

***

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)