NGUỒN SỐNG VÔ TẬN

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 104 - 109)

M ỘT GIẤC ỘNG KỲ LẠ

44 NGUỒN SỐNG VÔ TẬN

Trong cuốn Mi Lan Đà vấn đạo có cuộc đàm thoại giữa vua Milanda và Đại Đức Nagasena (Na Tiên).

Một hôm vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena: • Bạch Ngài tên thật Ngài là gì?

• Tâu bệ hạ bạn đồng đạo gội tôi là Nagasena, nhưng đó chỉ là một cách để phân biệt một tiếng gọi, một lối nói cho tiện, một cái danh để trỏ chớ trong đó không có người Nagasena.

Vua Milinda ngạc nhiên lại hỏi:

• Thưa Đại Đức, nếu không có người Nagasena thì Tỳ Khưu nào nhận những vật cần dùng do đàn na cúng như thức ăn, áo mặc, đồ ngủ phòng ốc, và thuốc men? Và nếu không có thì ai dùng những vật ấy. Lại nữa, ai bảo tồn đạo lý, ai ngồi tham thiền, ai hành đạo.

Ai đắc quả, ai nhập Niết bàn?

Ai sát sinh, ai trộm cướp, ai phạm ngũ giới?

Nếu thế thì không có thiện, không có ác, không ai làm thiện, cũng không ai làm ác ư? Những việc làm dù tốt dù xấu, cũng chẳng có quả báo sao? Vua lại hỏi thêm:

• Bạch Đại Đức vậy thì không ai đánh giết ai cả.

Như vậy tôi có thể nói: Tỳ Khưu và Tỳ Khưu Ni ơi! Các người không có ai là thầy, không ai là người giảng dạy, không ai là người truyền đạo pháp nếu Đại đức nói:

“Nầy các huynh, nhà vua gọi ta là Nagasena thì Nagasena là gì?”

Bẩm Đại Đức, xin Ngài giảng cho hay là tóc trên đầu Ngài là Nagasena? • Không.

• Hay là lông, móng, da thịt, gân, xương, tủy, cật, tim, gan, lá lách, phổi, ruột, cuống ruột, đồ ăn chưa tiêu hóa, đồ đã tiêu thành phân đờm, mũi máu, mồ hôi, mở, nước mắt, nước miếng v.v...?

• Không.

• Hình sắc kia có phải là Nagasena không?

• Không.

• Sự nhận xét vui buồn, sướng khổ, sự suy tưởng phải trái sự toan tính hành động trong lòng có phải là Nagasena không?

• Không.

• Thế thì không có chi là Nagasena cả, vậy Nagasena là gì?

• Thưa không là gì cả.

• Thế thì Nagasena chỉ là một tiếng không thôi sao, tôi e Đại Đức nói dối. Bấy giờĐại Đức trông thấy cái xe của nhà Vua liền hỏi vua Milinda:

• Tâu Bệ hạ, Ngài tới đây đi bộ hay đi xe?

• Đi xe.

• Vua bảo đi xe, vậy tôi xin hỏi vua: xe là gì? Phải cây gọng là xe không?

• Không.

• Phải bánh xe là xe không?

• Không.

• Phải cái ổ máy của xe là xe không?

• Không.

Hỏi mãi cả hàng chục câu nữa như thế, không có cái chi vua Minlinda có thể chỉ được là cái xe. Đại Đức Nagasena liền kết luận:

• Cái xe của vua chỉ là một dấu hiệu một tiếng gọi, tôi e vua nói dối khi nói đi xe đến

đây “Phàm cái gì có hình tướng đều giả dối, không thật”.

Cuộc đàm thoại lý thú trên đây đã chứng minh cho sự thật của lý duyên sinh, vô thường vô ngã trong Phật giáo, Một sự thật, không ai có thể chuyển đi hay phủ nhận.

Những sự vật hiện có trong thế gian hoặc đang băng hoại hay sẽ thai sinh là do sự kết hợp “Vô thường” của một số tinh thểđơn giản qua nhiều giai đoạn và tiếp tục mãi.

Duyên sinh một nguồn sống vô tận:

Ta thấy sự vật không phải là những cá thể nhất định riêng biệt độc lập mà là những “phần tử” của một khối, “toàn thể” những phần tử ấy có một xã hội tính tức là tính “nhân duyên sinh”.

Với tính “nhân duyên sinh” Phật giáo đánh giá sự tương quan mật thiết vì biết rằng: hết thảy sự vật trong vũ trụ trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng lẫn nhau mà tạo thành.

***

45. – VUA TU LU BÀ CU NGHE PHÁP

Đời xưa có một vị đại Quốc Vương tên là Tu Lầu Bà thống trị rất nhiều nước chư hầu nhỏ. Oai đức của nhà vua rất to, uy tín lan rộng khắp nơi nhưng Ngài cũng còn chưa mãn ý. Một hôm, Ngài nghĩ:

“Ta có một khuyết điểm lớn. Mặc dù ta dùng đức trị dân đem tài lực để giúp người, song

đó chỉ là nuôi sống phần vật chất, không được vĩnh cửu. Cần phải có một nền đạo giáo để

cho muôn dân tu tỉnh. Ta phải tìm làm sao cho ra “Pháp tài chơn thật” để cho mọi người cũng nhờđó mà được giải thoát mọi sự khổ não ởđời, được thế ta mới khỏi ân hận.”

Nhà vua liền cho truyền rao khắp trong xứ, ai có phép giải thoát đem truyền trao cho nhà vua, sẽđược trọng thưởng như ý muốn. Qua một thời gian khá lâu, không thấy ai đáp lại lời kêu gọi của nhà vua. Ngài đâm ra lo nghĩ buồn rầu, khổ sở, ăn không ngon, ngủ không yên. Người ngoài cuộc, ai trông thấy cũng phải cảm động và thương hại cho Ngài.

Lúc ấy có một vị Tỳ Sa Môn Thiên Vương rõ được tâm trạng của vua Tu Lầu Bà, bèn hóa hiện làm thân một con quỷ Dạ Xoa, hình sắc ai thấy cũng phải kinh tởm: Mắt lồi to và đỏ

như huyết, nanh vuốt nhọn bén, tóc tai bờm xờm, lửa dữ đầy miệng. Quỷ đi đến chỗ nhà vua, hô to lên rằng.

• Ai muốn nghe pháp ta sẽ nói cho.

Nhà vua nghe thế mừng lắm, vội đến tiếp nghinh, mời ngồi tòa cao, làm lễ đúng phép để

cầu nghe, quên cả sợ hãi.

• Xin Ngài vui lòng bố thí cho chúng tôi một pháp tài để cứu khổ cho nhân sinh, ơn trọng vô cùng.

• Thân người khó được, chính pháp khó gặp, đâu phải qua những nghi lễ tầm thường kém vẻ tôn trọng như vậy mà có thể nghe được.

• Tôi xin sẵn sàng làm theo ý Ngài muốn, chỉ cốt cầu được nghe Pháp, dù phải tan thân mất mạng cũng không sao.

• Quý lắm, nhà vua hãy đem hoàng hậu và hoàng thái tử đến cho ta ăn, xong rồi ta sẽ

nói pháp cho nghe.

• Được tôi xin trân trọng làm theo ý Ngài.

Trong khi ấy, tất cả triều thần đều nhao nhao phản đối:

• Bệ hạ làm thế tàn nhẫn lắm, chúng tôi không tán thành. Xin bệ hạ hãy giết chúng tôi trước, rồi sẽ nghe lời quỷ mà thi hành.

Nhà vua vẫn bình tĩnh. Ông thản nhiên, an ủi quần thần:

• Các khanh yên lòng, ta cũng biết hy sinh cả vợ lẫn con như thế là đau xót lắm, nhưng trong đời, hễ có hợp thì có tan, không có gì đáng quý cả. Chỉ có chánh pháp mới là

đáng quý, vậy dù đổi tính mạng ta, ta quyết cũng không từ.

Trong khi quỷ dạ xoa ăn thịt hoàng hậu và hoàng thái tử tất cả triều thần và cung phi mỹ

nữ trong tam cung lục viện đều gào than khóc vô cùng thảm thiết. Tiếng kêu than náo động cả kinh thành, mong làm chuyển được lòng cương quyết của nhà vua, để Ngài xua bỏ ý

định. Nhưng nhà vua vẫn điềm nhiên bình tĩnh như thường, chỉ một mực chăm chờ nghe Pháp.

Quỷ Da Xoa sau khi ăn xong hoàng hậu và hoàng thái tử, liền vì nhà vua mà nói bài kệ rằng: “Tất cả các hành đều vô thường Có sanh đều có khổ Nằm ấm không thật tướng Không ngã và ngã sở”

Ý nghĩa của bài kệ nêu lên năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hòa hợp gọi là thân, song năm ấm biến chuyển không thường bên thân con người thoạt còn, thoạt mất không có cái gì là “ta” cũng như không có cái gì là “ta cả”, chẳng qua cũng như những bóng trong màn ảnh, trên sân khấu hay những giả cảnh trong chiêm bao mà thôi. Chư Phật tỏ ngộ do đây, mà phàm phu mê muội cũng do đây. Người phàm phu không nhìn thấy sự thật của sự vật luôn luôn chấp cho là thật cảnh, nên khi được thì vui mừng mà mất lại sinh đau khổ.

Nhà vua nghe xong bài kệ vui mừng không cùng, lòng không chút hối hận, liền truyền thần dân biên chép bài kệ trên ban khắp trong dân gian, bắt phải đọc tụng, nhờ đó mà rất nhiều người được tỏ ngộ.

Lúc ấy vị Tỳ Sa Môn Thiên Vương hiện lại nguyên hình và không tiếc lời khen ngợi: • Quý hóa thay! Cao cả thay! Tâm trọng pháp của nhà vua không ai sánh bằng! hoàng

hậu và thái tử xin hoàn lại vẫn không sao cả, chẳng qua chỉ để thử lòng nhà vua mà thôi.

Tôi mong ngày sau ngài sẽ đắc đạo BồĐề muôn loài hàm thức.

Vua Tu Lầu Bà (là tiền thân Đức Phật Thích Ca) đã làm một việc đáng cho người đời suy gẫm. Vua đã ngồi trên ngôi cao cả, thành vàng điện ngọc, thế mà vì cầu nghe pháp phải khổ

sở ăn không ngon ngủ không yên, thật là một chuyện ít có trong hàng vua chúa. Làm được một việc rất khó như thế mới quý.

Thời xưa các vị Bồ Tát vì cầu pháp mà biến thân mình làm giường ngồi cho giảng sư. Ngài Thường Đề Bồ Tát bán tâm can mình mà cầu nửa bài kệ. Ngài Thần Quang chặt cánh tay mình để cầu pháp với TổĐạt Ma. Khoét thân mình thành lỗđểđốt đèn cúng dường cầu pháp thì có hai Ngài Dược Vương, Dược Thượng, những gương trọng pháp khinh thân như

trên rất xứng đáng cho muôn đời soi chung vậy. ***

46. - PHNG HÀNH CHÁNH PHÁP

• Sa môn có yêu tấm thân mình không? Na Tiên đáp:

• Là Sa Môn thì đâu còn màng đến chuyện tự yêu thân nữa Vua nói:

• Nếu chẳng tự yêu thân sao còn ở nhà ấm, ăn thức ngon và tự muốn bảo vệ lấy nó? Na Tiên gạn lại:

• Đức vua đã từng vào trận chiến chứ? • Có, tôi đã có vào trận chiến. Nhà vua đáp. Na Tiên hỏi tiếp:

• Khi vào trận ngài đã có bị thương chưa?

• Đã có bị thương, vì mũi dao và tên.

• Rồi ngài làm sao cho vết thương?

• Tôi liền lấy thuốc vải băng bó.

• Vì yêu vết thương mà Ngài băng bó hay sao?

• Chẳng phải yêu vết thương.

• Chẳng phải yêu thì chăm sóc làm chi? Vua đáp:

• Vì tôi muốn nó mau lành. Tỳ Khưu Na liền thuyết:

• “Các vị Sa Môn cũng thế. Các ngài ấy chẳng yêu gì cái thân, nên việc ăn mặc cũng chẳng phải vì ăn sang mặc đẹp mà chỉ dùng để chi độ thân thể đặng phụng hành chánh pháp của Đức Phật mà thôi.

Vua Milanda vô cùng khen ngợi và từ ấy được giác ngộ. Để giải thích thêm về cái thân, một lần nữa, Đức Phật dạy các đệ tử:

• Phàm kẻ phàm phu tục tử ăn cơm, mặc áo, dùng đồ nằm là muốn cho thân tâm vui sướng. Bồ Tát nếu khi phải dùng áo chẳng vì thân, mà chỉ vì pháp cho nên chẳng kiêu mạn mà phải thấp xuống: chẳng vì trang sức chẳng vì xấu hổ mà chỉ vì che lạnh nóng, gió độc mà thôi.

Với việc ăn cũng thế, tâm chẳng tham đắm, chẳng vì kiêu mạn, chẳng vì thân ưa thích, ăn với mặc như nhau.

Ngài lại kể câu chuyện Ngài thuyết với Ngài Văn Thù: Vì bảo vệ và mong cho cái thân sung sướng mà chúng sinh không có đức từ bi, ôm lòng sát hại lẫn nhau. Nếu chẳng có lòng sát hại, có lòng đại từ bi, muốn giáo hóa tất cả chúng sinh thì không có tội lỗi.

***

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)