-T ẤM CHOÀNG NHUNG ĐỎ

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 65 - 68)

M ỘT LỘC BÌNH, ỘT ẠNG NGƯỜ

26. -T ẤM CHOÀNG NHUNG ĐỎ

Khi Đức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá của Bá Hộ Cấp Cô Độc xứ Savatthi, có một thầy Bà La Môn tên là Culekasataka Kha Ly (Culekasataka có nghĩa là người chỉ có một cái khăn choàng nhỏ).

Thật vậy hai vợ chồng người Bà La Môn Kha Ly rất nghèo nàn, trong nhà chỉ có một cái choàng thay nhau mà choàng lúc vợ hay chồng có việc phải ra ngoài.

Ngày kia nghe tin Đức Thế Tôn thuyết pháp tại Kỳ Viên Tịnh Xá. Hai vợ chồng mới bàn nhau coi ai đi nghe thuyết pháp ban ngày và ai đi nghe ban đêm. Bà vợ nói:

• Chàng là người đàn ông, thôi đi nghe ban đêm, để tôi đàn bà đi nghe ban ngày. Trong khi bà vợđi nghe thuyết pháp ông chồng ở nhà cả ngày. Đêm lại ông chồng mới đi nghe thuyết pháp. Trong khi nghe pháp ông được phát sinh năm điều hỷ lạc nên thầy Bà La Môn muốn cởi tấm choàng cúng dường cho Đức Phật, nhưng lại nghĩ rằng:

• Nếu ta cúng dường tấm choàng này thì vợ ta và ta không có cái nào khác. Và ngay khi ấy tâm bỏn sẻn phát sinh trong người thầy Bà La Môn.

Sự thật làm con người khi một tâm lành sinh lên, cả ngàn tâm ác kéo lại. Vì tâm ác quá mạnh níu lại nên thầy Bà La Môn không thể bố thí tấm choàng được.

Trong lòng thầy lúc này tâm lành và tâm ác đang chiến đấu nhau giữa hai ý có nên hoặc không nên cúng dường tấm choàng? Thầy suy nghĩ mãi, hết canh thứ nhất thầy vẫn chưa biết ngã ngũ ra sao cả.

Đến canh thứ nhì, cũng chưa thể mạnh dạn bố thí được. Qua đến canh thứ ba (thời ấy

đêm chia làm ba canh) tâm thiện cương quyết, thầy nói rằng:

Ta phải chiến đấu với tâm bỏn sẻn cả hai canh rồi, thì thấy tâm bỏn sẻn rất mạnh, nó sẽ

không cho ta giải thoát khỏi 4 đường ác đạo. Bây giờ ta nhất định cúng dường cái choàng này. Khi ấy, thầy Bà La Môn Kha Ly đã dẹp được lòng bỏn sèn, liền cởi choàng đem ra để

dưới chân đức Thế Tôn rồi la lên rằng:

-“Tôi thắng rồi, tôi thắng rồi!” Đức vua Pasenadi đang dự nghe thuyết pháp bỗng nghe tiếng la như thế mới truyền quan hầu cận đến hỏi thầy Bà La Môn ấy là ai thắng? Thắng cái gì? (nhà vua trong thời ấy đại kỵ với tiếng thắng).

Các quan hỏi: Thầy Bà La Môn thuật rõ tự sự. Đức vua mới nghĩ rằng:

-“ Thầy Bà La Môn này làm chuyện rất khó, ít người làm được rồi đức vua ban cho thầy Bà La Môn ấy hai cái choàng.”

Thầy Bà La Môn bèn đem hai cái choàng của nhà vua ban cho dâng lên Đức Thế Tôn.

Đức vua ban cho lần thứ nhì bốn cái, lần thứ ba tám cái, lần thứ tư mười sáu, lần thứ năm ba mươi hai cái, thầy Bà La Môn ấy cũng đem dâng cho Đức Thế Tôn hết.

Đức vua mới truyền đem cho thầy sáu mươi bốn cái nữa đó là lần thứ sáu, thầy Bà La Môn mới lấy bốn cái để cho vợ hai cái và thầy hai cái còn lại sáu mươi cái thầy cũng dâng hết cho Phật. Theo thầy thì muốn bố thí luôn, nhưng sợ e có người dị nghị rằng thầy ỷ lại nơi nhà vua cho. Đức vua thấy thầy Bà La Môn Kha Ly bố thí khăn choàng đến bảy lần như

vậy. Ngài mới phán vịđại thần ngồi gần:

• Hiền khanh! Thầy Bà La Môn này làm việc mà người ta khó có thể làm được, và ngài bảo vị đại thần về lấy hai cái choàng thứ Kambola (nhung đỏ) giá mỗi tấm một muôn đồng tặng thầy Bà La Môn.

Một lần nữa thầy Bà La Môn bèn dâng lên đức Phật một tấm, còn một tấm để treo làm trần nhà đặng thỉnh Đức Phật và chư tăng đến cúng dường.

Đức vua thấy vậy liền bố thí thêm cho thầy những món: “bốn ngàn đồng, bốn con tượng, bốn con ngựa, bốn người tớ trai, bốn người tớ gái và bốn làng để thâu thuế.”

Sau khi ấy, các thầy Tỳ Khưu mới xúm nhau lại nói rằng: Thật quả sự bố thí của Thầy Ba La Môn lạ lùng quá, chỉ trong nháy mắt mà được kết quả đầy đủ, thật là gieo giống nhằm ruộng tốt.

Đức Thế Tôn nghe nói, dạy rằng:

• Nầy các Thầy Tỳ Khưu, nếu thầy Bà La Môn ấy dâng cúng lúc canh một sẽ được mỗi vật mười sáu món, còn bố thí canh hai thì được mỗi vật tám món. Vì thầy Bà La Môn ấy chờ gần sáng nên mỗi vật chỉ được có bốn món thôi. Sự thật trong khi người muốn làm phước không nên để tâm lành sinh lên rồi diệt mất, khi nào đã nghĩ thì phải thực hành liền.

Vì việc phước thiện mà người làm bằng chậm trễ thì quả cũng trả một cách chậm tùy theo tâm lành mạnh yếu. Vậy hãy làm việc phước thiện bằng tâm mới phát khởi.

Và ngài kết luận bằng một cậu kệ.

“Người cần phải làm điều lành nên ngừa tâm không cho làm ác, vì khi làm việc lành chậm thì tâm sẽ vui thích về điều ác”.

***

27.- CHÍN LI VÀNG NGC CA ĐỨC

LI PHT

Có một Thầy Tỳ Khưu nhân uất tức Đức Xá Lợi Phất nên tìm chuyện phao vu cho đã giận.

Vào thời này đức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá. Khi ấy nhằm lúc ra hạ Đức Xá Lợi Phất muốn vào an nghỉ tham thiền ở rừng. Ngài vào hầu đức Thế Tôn xin phép lên rừng. Có rất nhiều vị Tỳ Khưu đến đưa ngài đi. Trong khi ngài tiếp các vị Tỳ Khưu có một vị Tỳ

Khưu nhỏ tuổi, ngài không biết mặt và tên rõ nên ngài không kêu và nhắc nhở sự tu hành. Hơn nữa vì quá nhiều vị nên cũng không tiếp chuyện cho được đầy đủ mỗi vị. Thầy Tỳ

Khưu đó nghĩ rằng:

• Ông Xá Lợi Phất khi dễ ta quá không hỏi han gì đến ta cả.

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)