NGÀI ĐẠO SĨ RỪNG TUYẾT LÃNH

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 63 - 65)

M ỘT LỘC BÌNH, ỘT ẠNG NGƯỜ

25. NGÀI ĐẠO SĨ RỪNG TUYẾT LÃNH

Thời xưa có một vịđạo sĩ tên Lô Ma San (Lomasapassapa) là tiền thân của đức Từ Phụ

Thích Ca Mâu Ni.

Ngài hành đạo tại rừng Tuyết Lãnh. Vì sự hành đạo cao thượng của ngài nên nóng đến Trời Đế Thích. Đức Đế Thích lấy làm lạ mới tìm xem do đâu có sức nóng tỏa lan tràn, đứng ngồi không yên hay là có chuyện gì bất thường xảy ra.

Sau một hồi dùng thần nhãn xem xét bốn phương Đức Đế Thích mới thấy bởi vì oai lực của ngài Lô Ma San. Ngài liền nghĩ ra một kế làm cho đạo sĩ giảm bớt sự tu hành tinh tấn.

Đêm hôm ấy, ngài hiện ngay vào long sàng của Đức Vua. Hào quang chiếu sáng ngự

phòng, làm nhà vua giựt mình tỉnh giấc. Nhà vua còn nửa tỉnh nửa mê thì Đức Đế Thích bước lại gần và nói:

• Đại vương! Đại vương hãy tỉnh dậy, Trẫm đây là Đế Thích đến mách cho Đại Vương biết rằng nếu Đại Vương muốn làm chúa tể cõi diêm phù này, thì Trẫm giúp đại vương một ý kiến:

“Đại Vương hãy đem công chúa giao cho vị quốc sư Sey Ya Ha (Seyyaha) nhờ ông đưa

đến rừng Tuyết Lãnh cám dỗ cho được ông đạo sĩ Lô Ma San.

Xong việc đó Đại Vương nhờ vị đạo sĩ ấy làm lễ tế thần lửa. Nhờ quả này Đại Vương sẽ

không còn như mọi người trong thế gian. Đại Vương sẽ không già, không đau, không chết như Thiên vương Đế Thích và được làm chúa cõi Diêm Phù.”

Xem đến đây chắc ai cũng cho là tâm Đức Đế Thích thật độc ác, nhưng kỳ thật ngài biết rằng không bao giờĐức Bồ Tát làm những điều ác như thế.

Qua sáng hôm sau nhà vua lâm triều thực hành đúng theo lời của Đức Đế Thích. Truyền lệnh xong ông liền bắt tay ngay vào việc.

Vị quốc sư cùng công chúa Can Đa Đê Vi (Candadevi) lên xa mã đến tận rừng Tuyết Lãnh gặp vịđạo sĩ Lô Ma San.

Lời qua tiếng lại, mấy cái liếc mắt đưa tình, mấy cái mỉm cười quyến rũ, lại thêm Công chúa xinh đẹp như tiên nữ giáng trần, nên chẳng mấy chốc vị đạo sĩ đã như hồn xiêu phách lạc!

Vì không thu thúc tức không biết chận đứng không cho lục căn tiếp xúc với lục trần, nên

Đạo sĩ quên hết lẽ phải, nghe theo lời ngon ngọt của quốc sư ngã theo sắc đẹp của công chúa mà bằng lòng về kinh là lễ tế thần lửa đểđược vợđẹp.

Thời ấy lễ tế thần lửa của Bà La Môn phải giết thú vật trên đời này mỗi giống một đực một cái và có cả đồng nhi nam và nữ nữa.

Đạo Sĩ Lô Ma San vừa về triều cùng vị quốc sư và công chúa Can Đa Đê Vi thì buổi lễ tế

thần lửa đã sắp đặt đâu vào đó.

Dân trong xứ tề tựu lại xem đông hàng hà sa số. Khi thấy một người đạo sĩ mà sắp sát sanh nên tất cảđều la ó lên phản đối. Có người lớn tiếng nói:

-“Ông đạo sĩ! Ông làm chuyện không hợp lẽ đạo. Hãy thức tỉnh đi thôi!” Những người khác đồng hưởng ứng bàn tán xôn xao làm cho buổi lễ vô cùng xáo động.

Một vị lão thành nói:

• “Mặt trăng có sức mạnh vì làm cho sáng bầu trời đen tối.

Mặt trời có sức mạnh vì xông nóng cả thế gian. Sa môn và Bà La Môn có sức mạnh vì có

đức nhẫn nại. Bờ biển có sức mạnh vì chứa được nhiều nước. Nhưng chỉ có hàng phụ nữ có sức mạnh hơn tất cả sức mạnh trên trần thế này.” Vì bị bà công chúa Can Đa Đê Vi cám dỗ

được mà đạo sĩ là người hành được pháp Ta Pha phải về đây làm lễ tế thần lửa cho phụ

vương của bà: Tiếc thay! Tiếc thay!

Khi vị lão thành dứt lời, thì cũng vừa lúc đạo sĩ Lô Ma San đưa cây đao lên toan chặt đầu một thớt tượng lớn. Trước cái sắp chết con voi rất kinh sợ rống to lên, kế đến trâu bò và mấy mươi con thú khác cũng la thất thanh vang rền cả một góc trời.

Đạo sĩ Lô Ma San là nhà tu hành thiện tâm liền thức tỉnh không thể không động lòng rơi lụy trước thảm cảnh đang diễn ra trước mắt mình. Phương chi trong tiếng khóc than ấy lại có cả tiếng của cặp đồng nam đồng nữ nữa. Lòng nhân đạo, nhẫn nại cùng những đức tính thiêng liêng trong giây lát trở về với ông làm ông ngừng tay và suy nghĩ:

-“Chúng sanh đang kinh sợ thế mà tự tay ta sẽ hạ đao giết hằng bao nhiêu sinh mạng. Cảnh máu chảy đầu rơi không làm cho ta rung động lòng ư? Có lẽ gì ta làm chừng ấy việc ác để tiếng lại muôn đời mà đổi chút hạnh phúc của dục tình riêng mình ta sao? Hạnh phúc

ấy nếu có, giá đáng là bao? Có so bằng bao nhiêu mạng chết ấy không?

Làm như ta thật là đáng khinh, đáng thẹn với các trí thức, ta còn mặt mũi nào để nhìn thấy người thế gian nữa.”

Ông buông đao, tự răn mình:

• “Việc làm của nhà ngươi thật là đê tiện”!

Dứt lời ông niệm lại đề mục của ông khi còn ở rừng và đắc được tứ thiền lại như trước.

Ông bèn bay lên hư không, dạy nhà vua hãy bãi bỏ sự cúng dường không hợp lẽđạo ấy đi,

đồng thời phóng sanh tất cả số thú vật và người.

Nhà vua mắt thấy tai nghe sự lạ thường ấy, vừa ngước mắt lên nhìn vị đạo sĩ thì ngài đã biến mất trong mây. Ông liền đình buổi lễ tế thần lửa và từ đó về sau không khi nào tổ chức lại buổi lễ này nữa.

***

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)