RÙA MÙ GIỮA BIỂN CẢ

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 109 - 110)

M ỘT GIẤC ỘNG KỲ LẠ

47. RÙA MÙ GIỮA BIỂN CẢ

Một hôm tại Trúc Lâm Tịnh Xá Đức Thế Tôn hỏi đại chúng rằng: Giả như chốn đại địa nầy biến thành biển cả, bấy giờ có con rùa mù sống lâu vô lượng, qua trăm ngàn năm nó mới ngóc đầu lên một lần. Tại biển cả có một cây nổi lênh đênh, khi đông, khi tây, vì bị

sóng dập gió dồi liên tiếp mà trong thân cây chỉ có một cái lỗ. Thế thì khi rùa mù muốn ngóc đầu lên tìm cây và chui đầu vào lỗ, liệu chừng có thể gặp được lỗấy không?

Trong sốđệ tử có Ngài A Nan trả lời:

• Bạch Đức Thế Tôn! Khó mà gặp được, bởi lẽ rùa thì rùa mù, biển đông hải mênh mông, cây lại nổi, trôi theo chiều gió sóng đẩy đưa đông tây bốn hướng, nào có định

đâu nơi nào. Cho nên chắc chắn khó mà gặp được. Phật dạy:

• “Rùa mù, cây trôi tuy khó gặp, nhưng còn có hy vọng: chớđến như kẻ phàm phu ngu si trôi nổi trong biển khổ mà tái sinh được thân người, mới thật là khó hơn rùa mù gặp cây gấp bội. Vậy nên chính các người ngày nay phải tinh tiến tìm mọi phương tiện phát khởi tâm muốn học đạo càng tăng cao mới được.”

Thật ra trên thế gian chẳng ai là không muốn cho bản thân mình được khen tặng, lợi lộc danh vọng an vui may mắn tràn ngập. Được thì mừng vui mài miệt, khư khư ôm giữ lợi lộc danh vọng ấy, không bao giờ chịu rời bỏ dù phải trả với bất cứ giá nào để củng cố chúng bền vững mãi mãi. Nhưng họ quên rằng cái gì tự nó đến được thì cũng tự nó đi được. Dù muốn dù không cũng không sao cản ngăn được. Vì chưa ý thức được sự thay đổi không ngừng không nghỉ của giòng đời nên chúng sanh cứ mãi lăn mình vào cái tạm bợ không bền bỉ.

Cũng vì cái thân ta, cái cá nhân vị kỷ của ta mà ta không còn biết đến ai khác ngoài ta.

Vì lợi danh, tức vì nô lệ cho thân mà nhân loại giết nhau. Lợi danh ít thì giết nhau ít, nhiều thì giết nhau nhiều, không lợi danh thì lại giết nhau đánh nhau vì những việc khác.

Xã hội là một sân khấu, trong đó có cá nhân tranh với cá nhân. Gia đình tranh với gia

đình, xóm làng với xóm làng, nước nầy với nước nọ. Tất cảđều vì danh lợi, vì bản thân.

Vì lợi danh là một thảm họa khốc hại không thảm họa nào sánh bằng nên Đức Phật đã dạy nên giảm bớt sự tranh dành quyền lợi, vì quyền lợi có một sức mạnh huyền bí thúc đẩy

loài người nhúng tay vào bất cứ một hành động tội ác nào miễn sao chiếm được chỗ ngồi tối cao của hai chữ lợi quyền là mãn nguyện ấy.

***

Một phần của tài liệu truyencophatgiao-phapsieu (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)