7. Tóm tắt phần mở đầu
1.3.3. Quản lý chất lượng trong thi công xâydựng công trình
1.3.3.1 Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực giám sát thì thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện.
1.3.3.2 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của các chủ thể: - Đối với nhà thầu tham gia thi công xây dựng:
Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công; Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định; Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường; Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình
xây dựng hoàn thành; Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư; Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu; Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại.
- Đối với tổng thầu và nhà thầu phụ:
Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình và giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình đối với nhà thầu phụ theo quy định và phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công việc do mình đảm nhận.
- Đối với chủ đầu tư:
Có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định; Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng; Kiểm tra giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế; Kiểm tra giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình; Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình;
- Đối với nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
Cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư, yêu cầu đơn vị thi công thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp đơn vị thi công không khắc phục, nhà thầu thiết kế phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết. Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ theo đúng quy định. Có trách nhiệm tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Trong quá trình thực hiện giám sát, nếu phát hiện hạng mục
công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu.
1.3.4. Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng
Năm 2019, Luật Đầu tư công ra đời là một bước tiến lớn, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Với việc thực thi Luật Đầu tư công, đã góp phần giải quyết các vấn đề như đầu tư công quá mức và dàn trải, đầu tư công ít gắn kết với khả năng ngân sách dẫn đến tình trạng nợ công tăng,… Cơ chế lập kế hoạch đầu tư công được chuyển từ lập kế hoạch hàng năm sang kết hợp giữa xây dựng kế hoạch trung hạn với kế hoạch hàng năm, góp phần khắc phục tình trạng không cân đối được nguồn vốn, bị động, đầu tư cắt khúc ra từng năm.
Ngày 30 tháng 9 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2015/NĐ- CP quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phí giám sát, đánh giá đầu tư, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư; điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư,… Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đã xuất hiện một số bất cập trong các quy định, thủ tục làm cản trở hoạt động đầu tư công đòi hỏi cần phải được sửa đổi, bổ sung. Đặc biệt, cần luật hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư công để hạn chế tình trạng đầu tư công kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí lớn.
Trước tình hình đó, ngày 01 tháng 01 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ- CP. Trong đó, đã bổ sung thêm quy định về phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công.
Cụ thể, phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình đầu tư công là phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp).
Đồng thời, Nghị định đã bổ sung quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công. Cụ thể:
- Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu hoặc phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.
- Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công, bao gồm: Mức độ đạt
được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; Chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR); Các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên) và Các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
1.3.5. Cách đánh giá hiệu qủa dự án đầu tư xây dựng
1.3.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả xây dựng: - Vốn đã đầu tư vào xây dựng:
Là tổng số tiền để thực hiện hoạt động của việc đầu tư, bao gồm: chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, các chi phí khác trong dự án.
- Phương pháp tính vốn đầu tư:
Đầu tư quy mô nhỏ: thời gian ngắn thì dựa vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi công việc của quá trình đầu tư đã kết thúc.
Đầu tư quy mô lớn: thời gian kéo dài thì tính theo từng giai đoạn, hoạt động của công việc đầu tư đã hoàn thành.
Với đầu tư do ngân sách tài trợ: kết quả của quá trình thực hiện đầu tư cần đạt chuẩn theo các phương pháp vốn cho công tác xây dựng, công tác lắp đặt máy móc thiết bị và các công tác xây dựng cơ bản cùng chi phí khác. Đây là nội dung nhỏ trong cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng về mặt tiêu chí.
- Tài sản cố định và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm:
Được hiểu là những sản phẩm cuối cùng của công cuộc đầu tư xây dựng. Nó được thể hiện qua hình thái hiện vật cũng như giá trị.
Đối với quy mô lớn, có nhiều đối tượng hạng mục có thể phát huy được tác dụng độc lập. Khi đó, sẽ áp dụng hình thức huy động bộ phận. Thời điểm là sau khi các đối tượng hạng mục đã kết thúc quá trình mua sắm cũng như xây dựng, lắp đặt.
Đối với quy mô nhỏ, thời gian thực hiện ngắn, áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả hạng mục, đối tượng công trình kết thúc quá trình lắp đặt, mua sắm, xây dựng.
Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cần dùng chỉ tiêu kết quả từ các bước lập dự án đầu tư xây dựng và hiệu quả hoạt động đầu tư để đánh giá một cách toàn diện.
1.3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng:
Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng không chỉ dựa trên giám sát công trình xây dựngmà còn về hiệu quả của công tác xây dựng.
- Hiệu quả đầu tư của dự án:
Hiệu quả đầu tư là một phạm trù phản ánh khả năng đảm bảo việc thực hiện có kết quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định, cùng mức chi phí thấp nhất. Dựa vào mục đích và cấp độ quản lý để tính hiệu quả. Vì vậy cần phân biệt rõ đó là hiệu quả kinh tế - xã hội hay tài chính. Cách đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng được phản ánh ở góc độ sau:
+ Hiệu quả góc độ vĩ mô: là sự chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và doanh thu. Đây là lợi nhuận mà dự án đem lại cho chủ đầu tư.
+ Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản: là tỷ lệ giữa thu nhập quốc dân so với vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất hay đáp ứng được nhiệm vụ kinh tế - xã hội
- Những chỉ tiêu để đo hiệu quả:
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô: hiệu quả kinh tế - xã hội được đánh giá dựa trên giá trị gia tăng ròng (NVA). Đây là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và đầu vào.
NVA= O – ( MI + Iv ). O: giá trị đầu ra
MI: chi phí thường xuyên Iv: vốn đầu tư ban đầu.
+ Chỉ tiêu lao động có việc làm:tính theo công thức số lao động trực tiếp trong dự án (+) số lao động tăng thêm của những dự án có liên quan (-) số lao động bị mất tại dự án.
+ Mức tiết kiệm ngoại tệ: cần tính được những khoản thu chi ngoại tệ của dự án cũng như dự án liên đới và cũng phải tính được số ngoại tệ tiết kiệm được. Sau đó quy tiền về cùng mặt bằng thời gian để biết được số ngoại tệ tiết kiệm được từ dự án là bao nhiêu.
+ Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư: phản ánh được tác động điều tiết thu nhập của nhóm dân cư và vùng lãnh thổ.
+ Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó cũng đánh giá tác động của dự án tới các vấn đề khác như môi trường, kết cấu hạ tầng.
Qua đó, ta thấy một dự án đạt được các tiêu chí hiệu quả đầu tư là phải gồm mức đóng góp cho ngân sách nhà nước, mức tiết kiệm ngoại tệ. Cùng với đó là số lao động của dự án có việc làm trực tiếp. Cũng như mức tăng năng suất lao động của người làm việc trong dự án và mức nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật sản xuất.
1.4. Kinh nghiệm công tác quản lý tiến độ và chất lượng công trình xây dựng của một số nước trên thế giới dựng của một số nước trên thế giới
Kết quả khảo sát các nghiên cứu cho thấy quản lý tiến độ và chất lượng, phân tích tiến độ và chất lượng hay Phương pháp luận tiến độ và chất lượng - theo các cách gọi ở các quốc gia khác nhau - là một công cụ quản lý để đạt được các chức năng thiết yếu của sản phẩm, dịch vụ hoặc dự án với chi phí thấp nhất. Cách quản lý này được thực hiện rộng rãi trong ngành xây dựng trên toàn thế giới, với mục đích tạo ra các ý tưởng và giải pháp sáng tạo để nâng cao giá trị dự án đầu tư. Đây là một công cụ có thể giúp dự án đánh giá tất cả các phương án phù hợp cho việc thiết kế và xây dựng một dự án để giúp dự án đạt được “giá trị tốt nhất” cho khách hàng nhờ đạt được sự cân bằng tối ưu giữa thời gian, chi phí và chất lượng. Phương pháp luận của quản lý tiến độ và chất lượng là sử dụng một đội ngũ chuyên gia, vận dụng các kỹ thuật sáng tạo, kết hợp với các thông tin cập nhật về khía cạnh kỹ thuật của các công nghệ và vật liệu xây dựng, tiến hành phân tích chức năng của hệ thống xem các thành phần của dự án phải đóng góp gì vào việc đạt được các mục tiêu của dự án.
Đặc biệt, các nghiên cứu gần đây còn đề cập đến việc thiết lập một hệ thống quản lý tri thức để cải thiện việc sử dụng công cụ kỹ thuật giá trị hay quản lý giá trị. Hệ thống quản lý tri thức này được thiế lập để hỗ trợ quá trình sáng tạo ra kiến thức,
mã hóa và lưu trữ lại các ý tưởng từ các hoạt động quản lý tiến độ và chất lượng, việc thực hiện công cụ giá trị trước đó và chia sẻ các thông tin có giá trị này cho các dự án sau.
Song song với các nghiên cứu về quản lý dự án xây dựng, các nghiên cứu về các phương thức thực hiện dự án đầu tư xây dựng cũng rất được quan tâm. Các phương thức thực hiện dự án, hay còn gọi là các phương thức triển khai dự án, được hiểu là cách thức chủ đầu tư tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án, từ huy động vốn, thực hiện các hoạt động xây dựng và các hoạt động khác, trong đó chủ yếu là các hoạt động thiết kế và thi công xây dựng. Phương thức thực hiện dự án có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý dự án, bởi lẽ, nếu người quản lý dự án không hiểu dự án được thực hiện hay triển khai thế nào, thì không thể quản lý việc thực hiện dự án được tốt.
Dù quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của các phương thức thực hiện dự án, nhưng các nghiên cứu được khảo cứu ở trên nói chung đều cho thấy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao giá trị của dự án xây dựng, thì các phương thức triển khai dự án có sự tham gia sớm của nhà thầu hoặc chuyên gia có kinh nghiệm thi công. Mặt khác, việc sử dụng loại hợp đồng phù hợp và tạo ra cơ chế quản lý tri thức sẽ là nền tảng cơ bản hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động nâng cao giá trị dự án xây dựng.
1.4.1. Mô hình quản lý xây dựng ở Singapore
Ngay từ khi lập dự án đầu tư phải đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, an toàn