7. Tóm tắt phần mở đầu
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Covid-19 bùng phát vào tháng 12 năm 2019, lan rộng trên toàn cầu với những diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta cũng như toàn thế giới, khiến bức tranh kinh tế thế giới năm 2020 bị bao phủ bởi nhiều gam màu tối. Với sức tàn phá ghê gớm, đại dịch Covid-19 đã giáng vào nền kinh tế thế giới mức tổn thất lớn chưa từng có kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Việc các nước buộc phải áp đặt những biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để khống chế dịch bệnh đã gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng vốn được liên kết trên cấp độ thế giới, rơi vào tình trạng tê liệt. Trước sự dai dẳng của đại dịch Covid-19, thương mại toàn cầu sau thời gian đình trệ đã có dấu hiệu phục hồi nhưng còn khá mong manh. Đại dịch Covid-19 còn làm giảm tổng cầu trên thị trường dầu mỏ thế giới, gây đổ vỡ các hợp đồng kinh tế; thu hẹp hoặc làm mất đi cơ hội kinh doanh; tăng rủi ro cho cổ phiếu và trái phiếu của cả các doanh nghiệp. Theo dự báo của các tổ chức kinh tế thế giới, GDP toàn cầu năm 2020 có mức tăng trưởng âm từ 3,7 đến 4,4%.
Nhờ khả năng chống chịu của cả khu vực kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại, Việt Nam không những kiềm chế được đại dịch bằng những biện pháp sớm, quyết liệt và sáng tạo, Chính phủ còn sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân và thúc đẩy phục hồi. Chi tiêu công bắt đầu tăng trở lại sau ba năm thắt chặt tài khóa. Theo dự báo của một số tổ chức kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam năm 2020 có thể đạt mức tăng trưởng từ 2,3 đến 2,8%. Với Bà Rịa - Vũng Tàu, 2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 với nhiều nhiệm vụ bước vào giai đoạn nước rút, gắn liền với việc tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần Thứ VII tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh cũng không nằm ngoài tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, tuy cho tới thời điểm này vẫn chưa có người bị nhiễm bệnh trong cộng đồng. Các ngành du lịch, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, công nghiệp trừ dầu khí tăng trưởng thấp hơn năm trước; thu ngân sách nhà nước giảm sâu. Tăng trưởng kinh tế trừ dầu khí trên địa bàn có mức tăng thấp nhất từ khi thành lập tỉnh đến nay. Trong bối cảnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các chương trình hành động và chỉ đạo các
cấp, các ngành triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp; vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, vừa triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, hỗ trợ người lao động ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, vừa tổ chức phòng chống có hiệu quả đại dịch Covid-19.
Năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến hoạt động đầu tư, xâydựng trên địa bàn tỉnh; sau thời gian dịch bệnh được khống chế lại rơi vào thời điểm mùa mưa. Tuy vậy các sở, ngành và các đơn vị liên quan đã tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và quản lý đầu tư của doanh nghiệp, thu hút đầu tư theo tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư và danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư; rà soát thúc đẩy tiến độ thực hiện của dự án, công trình trọng điểm; các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu đẩy mạnh thi công xây dựng công trình kết hợp với các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động theo quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
- Đầu tư ngân sách nhất nước:
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: ước năm 2020 là 43.624,9 tỷ đồng, tăng 0,91% so với cùng kỳ năm trước và bằng 13,88% GRDP; trong đó: vốn đầu tư thuộc NSNN 12.334,4 tỷ đồng tăng 15,94% so cùng kỳ; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 16.855,3 tỷ đồng tăng 37,55%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11.670,5 tỷ đồng, giảm 18,73%.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN địa phương quản lý: ước tính tháng 12 là 843,7 tỷ đồng, tăng 1,94% so với tháng trước; lũy kế cả năm là 8.142,6 tỷ đồng, bằng 82,67% so với kế hoạch năm và tăng 20,04% so cùng kỳ, cao hơn mức tăng của quý I, quý II; quý III tăng 26,88%; quý IV tăng 27,48%; trong đó: vốn NSNN cấp tỉnh 6.324,3 tỷ đồng, bằng 81,97% so kế hoạch năm và tăng 20,15% so cùng kỳ; vốn NSNN cấp huyện ước 1.813,4 tỷ đồng, bằng 84,99% so với kế hoạch năm và tăng 22,03% so cùng kỳ; vốn NSNN cấp xã ước 4,9 tỷ đồng, bằng 14,71% so cùng kỳ (quý II bằng 14,32%, quý III bằng 12,09%, quý IV bằng 12,11%). Một số dự án có tổng mức đầu tư lớn như: Bệnh viện Vũng Tàu (350 giường) với mức đầu tư 1.094,44 tỷ đồng; đường 991B từ QL51 đến hạ lưu cảng Cái Mép 3.951,41 tỷ đồng; đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải 2.837,99 tỷ đồng; đường Phước Hòa - Cái Mép 1.243,1 tỷ đồng; đường Long Sơn - Cái Mép 1.188,6 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh phân bổ cho các dự án tỉnh quản lý trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 là 34.632,281 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách Trung ương 1.828,756 tỷ đồng và vốn ngân sách tỉnh 32.803,525 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã bố trí vốn khởi công mới 237 dự án, đầu tư các lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, nông nghiệp, giáo dục, y tế, hạ tầng công cộng, môi trường,... Các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình 135, chương trình 134,… được ngân sách bố trí tham gia đủ vốn theo tỷ lệ và yêu cầu tiến độ triển khai chương trình. Kết quả giải ngân hàng năm từng bước được cải thiện, hầu hết các dự án triển khai đúng tiến độ.
Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục tiêu, mục đích theo quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Việc thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, bố trí vốn đầu tư hàng năm và các thủ tục đầu tư xây dựng khác được thực hiện chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.
Từ năm 2016 đến nay ngân sách tỉnh đã đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng 256 dự án, năng lực mới tăng thêm gồm: 219,6 km đường giao thông; 03 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Sông Dinh, Bến Lội - Bình Châu và Côn Đảo; 02 khu chế biến hải sản tại Xuyên Mộc và Đất Đỏ; hạ tầng khu sản xuất và chế biến muối 375 ha; 1,42 km kè bảo vệ bờ biển tại Lộc An và Bến Lội; sửa chữa, gia cố và xây dựng mới 4 hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt; nâng cấp 3,437 km đê Hải Đăng - thành phố Vũng Tàu; đầu tư các cở sở vật chất phục vụ sản xuất và quản lý của ngành nông nghiệp: trại heo giống, trạm kiểm lâm, trạm dịch vụ nông nghiệp, Vườn quốc gia Côn Đảo; lắp đặt mới 671,5km đường điện hạ thế và các trạm biến áp với tổng công suất 34.591 KW, ngầm hóa 66,2 km điện hạ thế tại đô thị tại TP Bà Rịa và TP Vũng Tàu; cấp nước nông thôn với công suất cấp nước tăng thêm 15.400 m3/ngày đêm và 914,58 km đường ống cấp nước; tăng thêm 450 nhóm lớp mầm non và 750 phòng học; tăng thêm 700 giường bệnh và đầu tư xử lý nước thải tại các trung tâm y tế: Vũng Tàu, Bà Rịa, trung tâm y tế dự phòng; nâng cấp trang thiết bị y tế tuyến cơ sở; 07 công trình văn hóa thể thao; 02 công trình lĩnh vực phát thanh - truyền hình; đầu tư nâng cấp 08 công trình thuộc lĩnh vực xã hội; 09 công trình thuộc lĩnh vực môi trường; tăng cường năng lực trang thiết bị cho 02 trung tâm thuộc lĩnh
vực khoa học - công nghệ; tăng thêm 162 căn nhà ở xã hội, 82 căn hộ và 2.012 nền đất phục vụ tái định cư; 09 công trình trụ sở làm việc các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập và 16 công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh.
- Về xây dựng:
Lãnh đạo tỉnh thường xuyên tổ chức rà soát thúc đẩy tiến độ thực hiện của các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn; yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp; chỉ đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu đẩy mạnh thi công xây dựng công trình kết hợp với các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động trước dịch Covid-19.
- Về hạ tầng giao thông:
Các tuyến trục tỉnh lộ theo hướng Bắc - Nam đã được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh theo quy hoạch, các tuyến giao thông quan trọng kết nối hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải với Quốc lộ 51 đã được triển khai đầu tư (Đường Phước Hòa - Cái Mép, đường 991B, đường Long Sơn - Cái Mép, đường sau cảng Mỹ Xuân - Thị Vải). Theo quy hoạch, hướng Đông - Tây có 04 trục tỉnh lộ gồm: Mỹ Xuân - Ngãi Giao (tỉnh lộ 991, dài 60,5km), Phước Hòa - Đá Bạc - Bông Trang (tỉnh lộ 992, dài 42km), đường ven biển (tỉnh lộ 994, dài 78,5 km) và Long Tân - Phước Tân (tỉnh lộ 993, dài 20,8km), đến nay đã và đang đầu tư 03 tuyến, còn lại đường Long Tân - Phước Tân chưa đầu tư. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.613 km giao thông đường bộ bao gồm: 3 tuyến Quốc lộ 51, 55, 56 với tổng chiều dài 129 km, 306 km tỉnh lộ, 473 km huyện lộ, 661 km đường đô thị và 44 km đường chuyên dụng (tại Côn Đảo và trong khu công nghiệp).
- Về phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
Trên địa bàn tỉnh hiện có 15 khu công nghiệp, trong đó có 13 khu công nghiệp đang hoạt động; các nhà đầu tư đã tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 8.347,83 tỷ đồng, đạt 135% kế hoạch vốn đăng ký thực hiện. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 52,45% trên 15 khu công nghiệp được thành lập và 62,35% trên 13 khu công nghiệp đang hoạt động.
Tổng số cụm công nghiệp được quy hoạch phát triển giai đoạn 2016 - 2020 là 16 cụm công nghiệp với tổng diện tích 557,62 ha (Chưa tính khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung 89.759,6 m2 tại xã Long Phước, thành phố Bà Rịa đang làm thủ tục
chuyển đổi thành cụm công nghiệp). Đến nay, có 15/16 cụm công nghiệp được giao cho các doanh nghiệp và các địa phương làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, còn lại 01 cụm công nghiệp Phước Tân, huyện Xuyên Mộc hiện đang xem xét về chủ trương và địa điểm đầu tư theo đề nghị của doanh nghiệp. Có 05/8 cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư đã thu hút được 15 dự án thứ cấp vào hoạt động, với tổng diện tích đất cho thuê là 79,52 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 23%.
- Về hạ tầng thủy lợi:
Đã đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống kênh chính, kênh cấp I của công trình hồ chứa nước Sông Ray; đầu tư kiên cố hóa khoảng 241 km kênh mương cấp I, cấp II và các tuyến kênh mương nội đồng. Đến nay, hệ thống thủy lợi hiện đang do tỉnh quản lý gồm 30 hồ chứa, 18 đập dâng, 03 kênh tiêu úng, 01 đê ngăn lũ, 04 đê ngăn mặn, 02 trạm bơm, 04 kè biển và 01 kè sông. Tổng dung tích trữ của các hồ chứa theo thiết kế là 316,31 triệu m3; tổng diện tích tưới theo thiết kế là 20.329 ha, diện tích tiêu úng là 3.262 ha, diện tích ngăn lũ là 1.100 ha, diện tích ngăn mặn là 4.900 ha, tổng khối lượng cấp nước sinh hoạt 645.000 m3/ngày đêm. Tổng chiều dài kênh mương được kiên cố hóa là 456,981 km/700,06 km, đạt 65,28%.
- Về phát triển hạ tầng cấp nước:
Đã hoàn thành các nhà máy cấp nước nông thôn gồm Đá Bàng, Sông Ray, Sông Hỏa; nâng cấp nhà máy Hòa Hiệp; Cấp nước sạch cho 62 trường học trên địa bàn tỉnh; Mở rộng mạng cấp nước các hệ cấp nước các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, Phú Mỹ và thành phố Bà Rịa.
Cấp nước các đô thị: Có 08 nhà máy, trạm cấp nước phục vụ cấp nước đô thị và các khu công nghiệp (06 nhà máy nước mặt và 02 nhà máy nước ngầm) với tổng công suất thiết kế 270.600 m3/ngày đêm; 100% dân số thành thị được cung cấp nước sạch.
Cấp nước nông thôn: Có 07 nhà máy phục vụ cấp nước nông thôn (05 nhà máy nước mặt và 02 nhà máy nước ngầm) với tổng công suất thiết kế 53.400 m3/ngày.đêm. Hiện nay tổng lượng nước sử dụng trên địa bàn trung bình khoảng 35.000 m3/ngày (cao điểm 50.000 m3/ngày); với tổng công suất khai thác hiện tại của các nhà máy, khả năng cấp nước đang dư so với nhu cầu sử dụng nước toàn khu vực
và khả năng cấp đủ cho nhu cầu sử dụng đến năm 2020. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước máy từ các hệ cấp nước tập trung đến cuối năm 2020 đạt 91,2%.
Riêng tại Côn Đảo hiện có 01 nhà máy cấp nước công suất 3.800m3/ngày đêm, không đáp ứng đủ nhu cầu của đảo; hiện đang đầu tư thêm 01 nhà máy công suất 3.000m3/ngày đêm. Về nguồn nước hiện có 4 hồ chứa nước ngọt với tổng dung tích 1.781.050 m3, đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư thêm 3 hồ chứa tại Đất Dốc, Núi Một và Bưng Bèo - Cỏ Ống
- Về hạ tầng truyền tải điện:
Hạ tầng điện được đầu tư cải tạo, phát triển theo các quy hoạch được Bộ Công Thương và UBND tỉnh phê duyệt. Đến năm 2020, hệ thống lưới điện trung hạ thế đã được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt. Số hộ sử dụng điện trên địa bàn Tỉnh đạt tỷ lệ 99,97%, trong đó tỷ lệ số hộ sử dụng điện khu vực nông thôn đạt khoảng 99,93%.
Trên địa bàn huyện Côn Đảo hiện có 06 tổ máy phát điện với tổng công suất 12.800 Kw và 04 hệ thống điện mặt trời trên mái với tổng công suất 153 Kw. Về mạng lưới điện, hiện có 54,88km đường dây điện trung thế, 24,8km đường dây điện hạ thế và 105 trạm biến áp với tổng công suất 27.790kVA. Đảm bảo nhu cầu phụ tải trong giai đoạn hiện tại
- Về hạ tầng bảo vệ môi trường:
Đã đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng Dự án thu gom và xử lý nước thải đô thị giai đoạn I của thành phố Vũng Tàu và Khu công nghiệp Phú Mỹ 1; Hệ thống xử lý nước thải tại Trung tâm y tế Thành phố Vũng Tàu; Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm y tế Thành phố Bà Rịa; các dự án xử lý chất thải rắn tại Tóc Tiên, Láng Dài và Côn Đảo; Đầu tư công trình bảo vệ bờ biển Lộc An 1 và nâng cấp đê Hải Đăng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Triển khai dự án Mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ công tác quan trắc tự động khí thải, nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã đầu tư 06 trạm quan trắc tự động nước mặt tại các hồ; 03 trạm quan trắc tự động không khí; trang thiết bị máy móc phòng thí nghiệm, thiết bị phòng quan trắc và thiết bị phục vụ tiếp nhận