Kiến của các chuyên gia về công tác quản lý tiến độ và chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách tỉnh tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 73 - 76)

7. Tóm tắt phần mở đầu

3.2 kiến của các chuyên gia về công tác quản lý tiến độ và chất lượng công trình

• Bảng tổng hợp ý kiến chung về mức độ đáp ứng về tiến độ và chất lượng của các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách tỉnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua:

Stt Nội dung Số phiếu

khảo sát Tỷ lệ mức độ đáp ứng Rất tốt Tốt Trung bình Kém

1 Tiến độ hoàn thành của các

công trình xây dựng 35 37% 49% 14%

2

Chất lượng công trình xây dựng sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng

35 66% 34%

• Bảng tổng hợp ý kiến về mức độ hoàn thành công việc của các chủ thể tham gia trực tiếp đến công tác tiến độ và chất lượng của công trình:

Stt Chủ thể Số phiếu

khảo sát

Mức độ đáp ứng

Rất tốt Tốt Trung

bình Kém

1 Cơ quan quản lý 35

6% 80% 14%

2 Chủ đầu tư 35 3% 86% 11%

3 Tư vấn khảo sát thiết kế 35 26% 74%

4 Tư vấn giám sát thi công 35 49% 51%

5 Nhất thầu thi công 35 34% 66%

Bảng 3.3

Đánh giá chung:

➢ Những mặt còn hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân:

- Tiến độ triển khai các thủ tục để khởi công mới các dự án còn chậm, tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư công hàng năm (giai đoạn 2016-2020) chỉ đạt khoảng hơn 80%, số vốn còn lại phải kéo dài thời gian thanh toán đến hết năm sau năm kế hoạch. Nguyên nhân do một số nhà thầu tư vấn, xây lắp có năng lực không đảm bảo yêu cầu, một số chủ đầu tư thực hiện công tác nghiệm thu và thanh quyết toán còn chậm so với quy định.

- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, gây ách tắc trong quá trình triển khai thực hiện và giải ngân vốn của dự án: thời gian thực hiện các bước công việc trong quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng còn dài; chính sách bồi thường không ổn định dẫn đến tình trạng có chính sách bồi thường khác nhau trong cùng một dự án nên phát sinh khiếu kiện kéo dài; việc xử lý giải quyết các vướng mắc trong chính sách bồi thường và tái định cư còn lúng túng do có những mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật có liên quan;…

- Trong quá trình thực hiện dự án có một số hạng mục công trình phát sinh, cụ thể như: dự án Công viên 30/4 phát sinh hạng mục đắp đồi nhân tạo, dự án Chỉnh trang cầu Cỏ May thay đổi thiết kế làm tăng tổng mức đầu tư;…

- Kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:

+ Các chủ đầu tư phải lựa chọn nhà thầu tư vấn có năng lực trong việc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, dự án đầu tư và chịu trách nhiệm trước Người quyết định đầu tư về quy mô, tổng mức đầu tư và hiệu quả của dự án; không sử dụng vật liệu, thiết bị đắt tiền, lãng phí làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý.

+ Các cơ quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định dự án đầu tư tăng cường bộ máy trực tiếp thực hiện công việc thẩm định. Chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô và hiệu quả sử dụng của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt; chỉ trình Người quyết định đầu tư phê duyệt khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Kiên quyết loại bỏ những dự án đầu tư không đạt các tiêu chí về hiệu quả kinh tế-xã hội, khi quyết định đầu tư phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân. Đồng thời xác định đơn vị nhận bàn giao, sử dụng và vận hành khi công trình hoàn thành.

+ Việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của các dự án đã được phê duyệt phải thực hiện đúng theo các quy định tại Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật số 62/2020/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

- Về bồi thường giải phóng mặt bằng:

+ UBND các huyện, thành phố, thị xã cùng với các chủ đầu tư ưu tiên tập trung thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư công trên địa bàn, đối với các dự án theo tuyến như đường giao thông, kênh mương, đường ống cấp thoát nước,… phải thực hiện giải phóng mặt bằng dứt điểm tuần tự theo từng đoạn để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây lắp và phù hợp với khả năng nguồn vốn phân bổ cho dự án.

+ Các chủ đầu tư chỉ được tổ chức đấu thầu và triển khai thi công các gói thầu của dự án khi đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng trong phạm vi gói thầu. Đối với các dự án chỉ bố trí vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trong kế hoạch đầu tư công hàng năm, sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phải báo cáo UBND tỉnh để xem xét bố trí vốn thực hiện thi công.

- Các chủ đầu tư lập kế hoạch và cam kết tiến độ giải ngân cho từng dự án, kịp thời đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn của các dự án còn vướng mắc, chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ triển khai nhanh và đã giải ngân hết kế hoạch vốn. Trong phạm vi thẩm quyền, chủ động có giải pháp cụ thể hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu thầu…, phối hợp với các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.

+ Khẩn trương hoàn thành các thủ tục thanh toán ngay cho đơn vị thi công khi có khối lượng được nghiệm thu, không để dồn vốn vào cuối năm mới thanh toán. Đối với các dự án bố trí vốn để thu hồi tạm ứng của ngân sách các năm trước, phải hoàn thành thủ tục hoàn ứng. Đồng thời hoàn thành các thủ tục để có thể tổ chức đấu thầu và khởi công xây dựng các dự án thuộc danh mục khởi công xây dựng mới.

+ Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án, lập kế hoạch giải ngân của từng dự án, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án.

3.3. Một số giải pháp đảm bảo tiến độ và nâng cao chất lượng công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách tỉnh tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 73 - 76)