7. Tóm tắt phần mở đầu
2.3.6. Thực trạng công tác quản lý tiến độ chất lượng công trình xâydựng của
dựng của tỉnh đến hết năm 2020
Trong thời gian qua, nhiều công trình xây dựng hoàn thành đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, phát huy hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chậm tiến độ, chất lượng thấp, có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình không tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến thi công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình; Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế còn bất cập; Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
➢ Chủ đầu tư: Chưa chấp hành đúng trình tự thủ tục xây dựng, chưa thực hiện nghiêm chế độ quản lý chất lượng; lựa chọn một số đơn vị tư vấn không đủ điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng, các nhà thầu thi công không đảm bảo điều kiện năng lực tài chính, chuyên môn,... để ký hợp đồng.
➢ Các tổ chức Tư vấn xây dựng:
- Năng lực kém trong việc đề xuất các chủ trương đầu tư xây dựng, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ chính xác, hợp lý, khả thi; Trong nhiều trường hợp đã để xảy ra các sai sót, phải điều chỉnh trong quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình; Nhiều đơn vị tư vấn xuất hiện tràn lan, không có năng lực kinh nghiệm chưa làm tròn trách nhiệm, vi phạm nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng.
- Phần lớn các đơn vị tư vấn thiết kế thiếu các cá nhân chủ trì thiết kế theo đúng các chuyên ngành phù hợp, điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng còn hạn chế, thiếu về năng lực hành nghề chuyên môn, không có bộ phận kiểm tra KCS, vì vậy thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến chất lượng sản phẩm hồ sơ kém, một số công trình khi đưa vào sử dụng đã xảy ra hiện tượng nứt, lún, sụt,… không đảm bảo chất lượng.
➢ Giám sát tác giả của Tư vấn thiết kế: đa số các đơn vị tư vấn thiết kế chưa có kế hoạch giám sát sản phẩm được tạo ra trong quá trình thi công, và chưa đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả khi có sự thay đổi về công năng sử dụng cũng như sai xót của đơn vị thi công.
➢ Tư vấn khảo sát:
- Công tác khảo sát còn mang tính chất tham khảo hình thức.
- Việc nghiên cứu nhiều phương án để so sánh, đề xuất phương án tối ưu chưa thực sự được quan tâm.
- Một số đơn vị khảo sát chỉ khảo sát sơ bộ một hai vị trí, sau đó nội suy kết quả khảo sát cho các vị trí còn lại.
➢ Tư vấn giám sát:
- Tư vấn giám sát là đơn vị thay mặt chủ đầu tư thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng công trình, thực hiện quá trình kiểm tra giám sát thường xuyên - liên tục và có hệ thống trong quá trình thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình,
nhằm đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi thi công xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế được duyệt và hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.
- Hiện nay, đội ngũ Tư vấn giám sát tuy đông về số lượng nhưng còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi, nhiều tư vấn giám sát chưa thực hiện nghiêm túc đúng chức trách, nhiệm vụ của minh. Nguyên nhân chủ yếu do:
+ Năng lực của các chuyên gia còn yếu về chuyên môn.
+ Chế độ đãi ngộ chưa phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn. ➢ Đối với nhà thầu thi công xây dựng:
- Năng lực tài chính một số nhà thầu yếu, dẫn đến thi công manh mún, kéo dài thời hạn hợp đồng. Nhiều nhà thầu cùng một lúc đấu thầu và nhận nhiều công trình đẫn đến công việc thi công dàn trải, không kiểm soát được khả năng triển khai công việc tại công trường.
- Nhiều nhà thầu thiếu cán bộ kỹ thuật phụ trách chuyên môn, chỉ huy trưởng công trình không đáp ứng theo quy định pháp luật ,...; đa số các nhà thầu chưa quan tâm đến biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất lượng nội bộ chưa chặt chẽ, đội ngũ kỹ thuật chưa theo sát công việc thực tế, giao hết trách nhiệm cho thầu phụ; Chưa chú trọng đến biện pháp thi công theo hồ sơ được duyêt, chủ yếu thực hiện công việc theo năng lực sẵn có, không cập nhật ứng dụng công nghệ tiên tiến, từ đó nhà thầu chưa đưa ra được các biện pháp hiệu quả để phục vụ thi công.
➢ Đối với công tác bồi thường giải phòng mặt bằng: Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng để thi công công trình xây dựng còn nhiều thay đổi, còn nhiều bất cập so với thực tiễn, dẩn đến một số công trình còn gặp không ít khó khăn; Một số thành viên trong hội đồng giải phóng mặt bằng ở địa phương là kiêm nhiệm, dẫn đến thời gian bị chi phối và chưa tập trung tối đa thời gian cho công tác giải phóng mặt bằng; Công tác quản lý Nhà nước về đất đai chưa chặt chẽ; Nhiều vướng mắc tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, dẫn đến một số trường hợp khiếu nại về đất cũng như không nhận tiền bồi thường để bàn giao mặt bằng nên công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; Một số dự án chưa có sự quyết liệt và chưa có sự phối hợp trong công tác cưỡng chế thu hồi đất làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.
Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước: Việc điều chỉnh tăng giá nguyên, vật liệu xây dựng thường xuyên thay đổi; ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước và trên thế giới gây khó khăn cho cho nhà thầu thi công. Vấn đề này đã ảnh hưởng trực tiếp hay phần nào gián tiếp đến kinh tế của chủ thể tham gia thi công xây dựng công trình khi mà kinh tế là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp: giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá cả thị trường tăng trong khi nguồn vốn đầu tư bị khống chế trong giai đoạn lập dự án đầu tư; khi xảy ra phát sinh vốn đầu tư vượt khả năng kiểm soát của chủ đầu tư, có liên quan đến các chủ thể tham gia thì dẫn đến việc xảy ra các tiêu cực trong quá trình thi công xây dựng.