6. Kết cấu luận văn
3.4. Tiểu kết chương 3
Nhằm khai thác tối đa các lợi thế để phát triển thương mại nói chung,
thương mại điện tử tại Thành phố Hạ Long nói riêng, cần sự phối kết hợp tổng thể giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dung, đặc biệt là các doanh nghiệp. Trên đây là một sốđề xuất giải pháp nhằm phát triển
thương mại điện tử trên địa bàn, các giải pháp chia làm hai nhóm giải pháp vĩ
mô và giải pháp vi mô.
Nhóm giải pháp vĩ mô là sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các nhà cung cấp ( doanh nghiệp), trong đó cần sự chỉ đạo, triển khai đồng bộ các chính sách từ Trung ương đến cấp cơ sở từ thay đổi nhận thức, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, hoàn thiện hành lang pháp lý.
Nhóm giải pháp vi mô tập trung vào triển khai tại các doanh nghiệp, từ đầu tư công nghệ, đầu tư con người, đẩy mạnh marketing đến nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ, lập và triển khai hiệu quả các kế hoạch phát triển
thương mại điện tử.
Để thực hiện các giải pháp trên một cách hiệu quả, tôi xin đề xuất với chính quyền các cấp và các doanh nghiệp cầng tạo một số điều kiện cần để
105
KẾT LUẬN
Khi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Thành Phố Hạ Long”, với những phân tích, đánh giá, nhận định và với những số liệu trung thực khóa luận đi đến một số kết luận như sau:
Sự ra đời của xa lộ thông tin, đặc biệt là các ứng dụng CNTT dựa trên kỹ thuật số, máy tính, lưu trữ dữ liệu và hệ thống làm việc network đã đưa đến khái niệm kinh tế số hóa và là động lực phát triển quan trọng của xã hội trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế thế giới. Vai trò của TMĐT đối với nền kinh tế thời kỳ hậu công nghiệp không còn ai nghi ngờ được nữa. TMĐT đã làm thay đổi mạnh mẽ phương thức thương mại truyền thống, xóa mờ ranh giới
địa lý trong giao lưu buôn bán giữa các quốc gia nhờ đem lại khả năng giao dịch trực tuyến liên tục và không hạn chế. Việc ứng dụng TMĐT giúp nâng cao trình độ tự động hoá; tiết kiệm chi phí trong sản xuất, giao dịch và bán hàng cũng như mở ra nhiều cơ hội thâm nhập thị trường, thúc đẩy cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài việc cung cấp ngày càng nhiều và trực tiếp các mối quan hệ, các hoạt động liên kết... cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước, bản thân TMĐT
sẽ còn làm nảy sinh nhiều sản phẩm và thị trường mới. Từ đó, các quan niệm truyền thống về sở hữu, phương thức trao đổi, lưu thông, phân phối, tâm lý tiêu dùng và phương thức quản lý kinh doanh đều sẽ thay đổi.
Với những lợi ích to lớn như vậy, TMĐT được chờ đợi sẽ là một trong các xu hướng phát triển nhất trong các xu hướng thương mại quốc tế
hiện nay; và ưu thế cạnh tranh trong quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước, giữa các địa phương trong một quốc gia sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tốc
độ nhanh hay chậm trong ứng dụng hệ thống TMĐT. Sự cạnh tranh đó sẽ
106
kinh tế phát triển. Điều này đòi hỏi các địa phương phải có sự điều chỉnh một cách toàn diện các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội để thích ứng với yêu cầu mà sự phát triển TMĐT đặt ra.
Về triển vọng phát triển, có thể khẳng định, cơ hội đang đến với tất cả các Khu vực, các địa phương. Sự gia tăng về trình độ phát triển CNTT và những thành tựu trong ứng dụng TMĐT trong những năm gần đây là một bằng chứng cho thấy, họ hoàn toàn có thể nắm bắt được cơ hội đang mở ra phía trước.
Là một Thành phố trẻ, Hạ Long cũng đứng trước những cơ hội và thách thức của xu thế phát triển khoa học công nghệ. Chiến lược phát triển
TM ĐT đã được các cấp Ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao. T u y n h i ê n , c hủ trương ấy có thành công hay không phụ thuộc ngày càng nhiều vào sự kết hợp hữu hiệu giữa các cơ quan hữu quan, giữa nhà nước với doanh nghiệp, Hạ Long cần phải có những chính sách mới để xây dựng một hệ thống mạng lưới TMĐT hiện đại, năng động và linh hoạt, có tác dụng khuyến khích tư duy sáng tạo, đổi mới và tận dụng được khoa học công nghệ mới nhất. Ứng dụng TMĐT có lẽ là con đường mà xu thế phát triển của nhân loại đã đặt ra trước mắt. Song, cần lưu ý rằng, mặc dù phát triển
TMĐT là hết sức cần thiết nhưng chúng ta cũng nên thận trọng bởi những tác động sâu rộng và đa chiều của nó đến xã hội và từng cá nhân, nếu đi không đúng hướng thì việc áp dụng TMĐT bị thất bại sẽ là điều không thể
tránh khỏi.
Qua phân tích các điều kiện phát triển TMĐT kết hợp với nghiên cứu định hướng mục tiêu và phương hướng phát triển TMĐT ở Thành phố
Hạ Long, có thể thấy tất cả các hoạt động hiện nay nhìn chung chỉ mới trên hướng biểu thị sự hưởng ứng với TMĐT, còn các hoạt động hướng vào chuẩn bị một môi trường toàn diện và thực sự cho TMĐT (môi trường
107
CNTT, môi trường pháp lý, môi trường thanh toán tài chính và môi trường xã hội) thì chưa được tiến hành một cách có hệ thống.
Từ các vấn đề nêu trên đặt ra cho nước ta một yêu cầu là “không thể
sớm, cũng không thể muộn”. Không thể sớm nghĩa là để thực sự tham gia
TMĐT, đóng góp thực tế vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước thì trong dài hạn, cần tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại cho TMĐT. Không thể muộn nghĩa
là ngay bây giờ đã cần phải có sự nhận thức đầy đủ về tính tất yếu và mức
độ tác động của nền kinh tế số hóa và TMĐT, đồng thời xây dựng và triển khai nhanh chóng các chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương và các chính sách chung của Đảng và Chính phủ đã triển khai.
Trong hai nhánh hoạt động trên đây, nên coi trọng nhánh chuẩn bị
môi trường lâu dài, tránh sa vào các hoạt động “phô diễn” ít hiệu quả, có thể đưa lại các hệ quả không mong muốn. Điều này đòi hỏi Chính quyền địa
phương và mọi thành phần kinh tế phải nỗ lực hết mình xây dựng và hoàn thiện các điều kiện phát triển TMĐT một cách bền vững. Trong đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ là ưu tiên chiến lược dài hạn quan trọng nhất của Thành phố Hạ Long.
Tóm lại, khi so sánh với mục đích ở phần mở đầu, Luận văn đã phần nào giải quyết được những nhiệm vụ đã đặt ra. Trong đó, đã hệ thống hóa
được các vấn đề lý luận về thương mại điện tử, phân tích thực trạng và đánh
giá triển vọng phát triển TMĐT ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hạ Long nói riêng, từ đó đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển TMĐ tại địa
phương. Tuy nhiên, trong điều kiện thời gian và trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tổng quan nhất, các
108
Rất mong được sự đóng góp của c á c t hầy côđể tạo điều kiện cho em được tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này trong các nghiên cứu khoa học sau này, khi có điều kiện về thời gian và nhất là trình độ kiến thức đã được hoàn thiện hơn.
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BộCông thương (2012), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2012
2. Bộ Công thương (2013), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2013.
3. BộCông thương (2010), Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam.
4. BộCông thương (2010), Kế hoạch phát triển thương mại điện tử 2010 – 2020
5. Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội Thành Phố HạLong năm 2010 6. Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội Thành Phố HạLong năm 2011
7. Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội Thành Phố HạLong năm 2012
8. Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội Thành Phố HạLong năm 2013
9. Cục TMĐT và CNTT (2008), APEC Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ
liệu cá nhân trong thương mại điện tử
10. Cục Ứng dụng CNTT (2009), Báo cáo Ứng dụng công nghệ thông tin năm 2009
11. Hoàng Anh (2008), Những lợi ích từ Internet, Tạp chí Thế giới vi tính, số 12.
12. Hà Hoàng Hợp,2001, phát triển \thương mại điện tử với doanh nghiệp vừa và nhỏ,NXB Thống Kê
13. Nguyễn Văn Hồng, TS. Nguyễn Văn Thoan (2013)Giáo trình Thương mại
điện tử - Đại học Ngoại Thương Hà Nội - 2013. Nhà xuất bản Bách Khoa - Hà Nội
14. Mai Ngọc Cường (2008), CNTT và những tác động, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 12.
15. Phạm Thu Hương, Nguyễn Văn Thoan (2009), Ứng dụng Marketing điện tử trong kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Xuất bản lần đầu, TP.HCM 16. Trần Dũng (2010), Phát triển thương mại Malaysia, cơ hội phía trước,
Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 02.
17. Trần Việt Hùng,Đặng Thị Lan, Bùi Liên Hà, Nguyễn Lệ Hằng (2003), đề tài khoa học cấp bộ :”Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam,