6. Kết cấu luận văn
3.2.1.1. Phát triển Chính phủ điện tử
- Căn cứ hình thành giải pháp
Mô hình CPĐT là một trong những điểm trọng tâm trong quá trình xã hội hóa thông tin, phát triển dân chủ và củng cố bộ máy chính quyền cấp cơ sở. Hiện nay mô hình này được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Tại nước ta, mô hình
76
hành chính, giúp các doanh nghiệp và người dân tiếp cận được với các chính sách, cơ chế của Đảng và Nhà nước một cách nhanh nhất.
- Nội dung giải pháp
Để phát triển CPĐT, Nhà nước phải có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cũng như khả năng sử dụng CNTT cho cán bộ và người dân, cần nhớ rằng, xây dựng CPĐT là một quá trình liên tục và lâu dài bởi chừng nào còn xã hội thì nền hành chính còn cần tiến hóa và hoàn thiện. Cơ quan nhà nước ở đây không chỉ bao gồm các cơ quan thuộc khối hành pháp (các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp) mà còn bao gồm cả các cơ quan thuộc khối lập pháp (Quốc hội), tư pháp (Tòa án, Viện kiểm sát) hay các cơ quan Đảng. Nghĩa là, tất cả các cấp đều phải triển khai CPĐT, cấp nào gần dân nhiều nhất thì càng phải triển khai sớm.
Về mặt quản lý nhà nước, Chính phủ nên xây dựng kế hoạch thực hiện gồm những hướng dẫn triển khai thực hiện một cách hệ thống cho các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố, cần có chính sách khuyến khích sử dụng Internet, đặc biệt các giao dịch CPĐT cần triển khai từng phần, thu hút xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, chú trọng đến công tác đào tạo
đội ngũ quản lý thiết kế kỹ thuật có trình độ. Nhà nước cần đi tiên trong trong hoạt động thúc đẩy TMĐT thông qua việc ứng dụng các nguyên tắc của TMĐT vào việc quản lý bộ máy Chính phủ. Kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp mới như Singapore, Hàn Quốc cho thấy Chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xúc tiến TMĐT bằng việc trực tiếp tham gia vào lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, các vấn đề bảo mật thông tin, tính hợp pháp của thông tin và văn bản cũng như sử dụng phông chữ tiếng Việt thống nhất, quy định rõ quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp, cá nhân đối với việc khai thác thông tin, v.v… cũng cần được tính toán kỹ để mô hình CPĐT thực sự
77 là người bạn của doanh nghiệp và người dân.
- Điều kiện thực hiện giải pháp
Hiện nay, áp dụng mô hình Chính phủđiện tử là chủtrương chung của
Đảng, được cụ thể hóa thông qua các Văn bản hướng dẫn, các kế hoạch, đề án của Chính phủvà các địa phương trong đó có Tỉnh Quảng Ninh và Thành Phố
Hạ Long. Thực hiện chủtrương này, hàng loạt các giải pháp đã được đề ra từ
phát triển hạ tầng CNTT đến phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử.
Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện giải pháp này.
- Kết quả dự kiến
Nhằm đẩy mạnh các giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 yêu cầu các cơ quan Chính phủ đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công hỗ trợ TMĐT và coi đây là một trong sáu giải pháp để đạt mục tiêu phát triển TMĐT đến năm 2020. Trong ba năm đầu tiên thực hiện, các Bộ ngành đã tích cực triển khai và
đạt được nhiều kết quả khả quan đối với một số dịch vụ công quan trọng với hoạt động thương mại như dịch vụ thủ tục hải quan điện tử, dịch vụ
khai, nộp thuế điện tử, dịch vụ cấp chứng nhận xuất xứ điện tử và dịch vụ ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ.
Tai Thành phố Hạ Long, họat động ứng dụng thương mại điện tử trong
các cơ quan nhà nước được triển khai triệt để đến cấp phường. Các thủ tục hành chính được thu gọn đáng kể, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho công dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.